Chủ tịch nước: Ninh Thuận chuyển đổi tư duy, biến khó khăn thành lợi thế
Đảng với công nhân - 17/06/2023 07:26 TRẦN LƯU
Ngày 16/6, đồng chí Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV…
Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo một số bộ, ngành…
Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận đã thông tin những kết quả nổi bật của Ninh Thuận sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
Theo đó, Ninh Thuận đã ban hành 22 nghị quyết chuyên đề, 10 chương trình hành động, 6 đề án và nhiều chỉ thị, kế hoạch. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phục hồi tích cực, trong kinh tế biển đóng góp 40%, năng lượng 21% với nhiều dự án lớn về năng lượng tái tạo, du lịch, công nghiệp, cảng biển.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chủ trì buổi làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Đến nay, nền kinh tế Ninh Thuận duy trì ổn định, tăng trưởng bình quân đạt 8,91%. Quy mô nền kinh tế mở rộng, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 76,8 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Thu ngân sách năm 2022 đạt 3.830 tỷ đồng, vượt 28,5% dự toán Trung ương giao; 6 tháng năm 2023 ước đạt 1.819 tỷ đồng.
Đặc biệt, nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Ninh Thuận đạt kết quả khả quan, với 31 dự án đi vào hoạt động. Ninh Thuận đã trở thành trung tâm sản xuất tôm giống, chiếm 30% tổng nhu cầu tôm giống của cả nước. Lượng khách du lịch đến Ninh Thuận tăng mạnh, năm 2022 đạt 2,4 triệu lượt người, 6 tháng đầu năm 2023 đạt trên 1,7 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ đẩy mạnh cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) Ninh Thuận vươn lên xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Hơn 2 năm qua, Ninh Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức ngoài dự báo. Song, Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh đã cố gắng, giành được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, đạt 11/13 chỉ tiêu cơ bản mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra”.
Chủ tịch nước đánh giá cao tỉnh đã hoàn thành 22 hồ chứa nước ngọt dung tích lớn 520 triệu m3 bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất; trở thành trung tâm sản xuất tôm giống lớn của cả nước. Chủ tịch nước cũng đề nghị tỉnh tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận; xây dựng nền văn hóa phát triển toàn diện con người Ninh Thuận.
Chủ tịch nước chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VOV |
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Chủ tịch nước cũng lưu ý, Ninh Thuận vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là kinh tế tăng trưởng cao, nhưng chưa thực sự đồng đều, quy mô nền kinh tế và quy mô dân số còn nhỏ; thu ngân sách tăng khá nhưng chưa tự chủ; năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp; môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn những bất cập; chưa phát huy hết được lợi thế, tiềm năng của tỉnh…
Chủ tịch nước nhắc lại cụm từ vùng đất Ninh Thuận “nắng như rang, nắng như phang”; thời gian qua đã được nhắc đến ít hơn. Thay vào đó, là Ninh Thuận “nắng vàng, gió bạc”. Chủ tịch nước cho rằng, đó là một cách tiếp cận mới về tư duy để chuyển khó khăn thành lợi thế.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tỉnh tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045” với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tạo động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo cho người có công; giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư gắn bó lâu dài với Ninh Thuận.
Tỉnh cần phát huy cao độ tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương; tiếp tục khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, sức mạnh nội sinh, truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Ninh Thuận. Đặc biệt là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy; tập thể lãnh đạo và người đứng đầu; chủ động, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu. Chú trọng khâu tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; tránh tình trạng “sợ, không dám làm”.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận đã chứng kiến Lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với UBND tỉnh Ninh Thuận, giai đoạn 2023 - 2030…
Trước đó, tối 15/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Hiện nay, người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận còn duy trì nghề thủ công làm gốm truyền thống tại làng Bàu Trúc, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và làng Bình Đức, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Sản phẩm gốm Chăm được sản xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng cũng như làm quà tặng, trang trí các công trình nghệ thuật. Nghề làm gốm của người Chăm không chỉ đơn thuần là kỹ thuật sản xuất, tạo ra sản phẩm cụ thể mà ở đó hội tụ, chứa đựng rất nhiều bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác tạo thành một nghệ thuật, đó là nghệ thuật làm gốm của người Chăm. Với những giá trị được ghi nhận từ nghệ thuật làm gốm của người Chăm, ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Sự kiện này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là một trong mười sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm 2022. Việc tổ chức đón Bằng của UNESCO sẽ tạo sự lan tỏa đến nhân dân, du khách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật làm gốm của người Chăm trong thời gian tới. |
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt tri ân các thầy thuốc, cán bộ ngành Y tế Nhân dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2023), sáng 23/02/2023, tại Phủ Chủ tịch, quyền Chủ tịch nước Võ ... |
Ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch nước Sáng 2/3, tại kỳ họp bất thường lần thứ 4, Quốc hội khóa XV bầu ông Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước. |
Tiểu sử Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng Ngày 2/3/2023, Quốc hội đã bầu đồng chí Võ Văn Thưởng giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 20/09/2024 06:43
Gặp anh Nguyễn Thế Chuyền – công nhân tổ chế tạo, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đông Hưng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh là một trái tim say mê, hết lòng vì công việc.
Đảng với công nhân - 13/09/2024 16:53
Ngày 12/9, Chi bộ Công ty TNHH Long Fa tại Khu công nghiệp Minh Hưng III, thị xã Chơn Thành được thành lập với 20 đảng viên.
Đảng với công nhân - 12/09/2024 17:02
“Khi đứng dưới lá cờ Đảng và tuyên thệ, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đảng đã cho tôi ý chí và nghị lực để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, để làm tốt công tác chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân lao động” – đó là chia sẻ của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Đảng với công nhân - 28/08/2024 17:57
Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.
Đảng với công nhân - 26/08/2024 09:58
Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…