Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 22:40

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân

Chính sách mới - ĐỖ THIỆM

Sáng 3/10, tại tỉnh Lâm Đồng, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp về nhà trẻ, mẫu giáo và các chính sách hỗ trợ cho con công nhân lao động (CNLĐ) trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN, KCX".
Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đỗng Lâm Đồng: Hội nghị đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp Lâm Đồng: 87 nữ đoàn viên tham gia Hội thi “Duyên dáng áo dài hoa” TP. Đà Lạt
Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo. Ảnh: THU HIỀN

Tham dự Hội thảo có đồng chí Thái Thu Xương – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Đỗ Hồng Vân, Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng hơn 80 đại biểu là đại diện thường trực, lãnh đạo ban và chuyên viên phụ trách công tác nữ công của hơn 40 đơn vị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương.

Chính sách thiết thực với CNLĐ

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Thái Thu Xương nêu rõ, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ở nước ta, thời gian qua, các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) cũng tăng nhanh, thu hút một lực lượng lớn người lao động (NLĐ), trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá lớn. Lực lượng này đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và đất nước, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề tại các KCN, KCX mà tổ chức Công đoàn cần phối hợp với các cấp, các ngành và người sử dụng lao động (NSDLĐ) giải quyết kịp thời như thu nhập, đời sống, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo…

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020, quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, trong đó quy định cụ thể chính sách hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn có KCN - nơi có nhiều lao động; trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con CNLĐ làm việc tại các KCN; chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục ở địa bàn có KCN nơi có nhiều lao động.

“Đây là những chính sách phù hợp, có ý nghĩa rất lớn và thiết thực với đời sống NLĐ. Tổ chức Công đoàn cần sớm vào cuộc, tham gia triển khai và giám sát thực hiện các chính sách này, đảm bảo quyền, lợi ích của NSDLĐ và NLĐ trong tình hình mới” - đồng chí Thái Thu Xương khẳng định.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Hơn 80 đại biểu của 40 đơn vị LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương tham gia Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Tại Hội thảo, đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân – Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng thông tin về tình hình CNLĐ trong các KCN, KCX và các chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, tính đến cuối năm 2021, cả nước đã quy hoạch phát triển 563 KCN, trong đó 397 KCN đã được thành lập, 291 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 87,1 nghìn héc ta, đã tạo việc làm cho khoảng 4,07 triệu CNLĐ.

Tại các địa bàn có KCN - nơi có đông lao động, nhiều con em của NLĐ nhập cư phải gửi ở hệ thống trường tư thục, nhóm trẻ vì không có hộ khẩu. Với thu nhập của công nhân để lo cho con ăn học ở trường tư là một sự cố gắng rất lớn. Đặc biệt, giáo viên đang làm việc tại trường tư thục ở KCN còn vất vả hơn nhiều. Từ thực tiễn này, các bộ ngành Trung ương và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ đối tượng giáo viên mầm non 800.000 đồng/tháng; hỗ trợ con CNLĐ đang làm việc ở các KCN trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 160.000 đồng/tháng.

“Trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, đang chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, để có được mức hỗ trợ này là sự cố gắng rất lớn của Chính phủ, đồng thời đây cũng được đánh giá là một chính sách nhân văn để đầu tư cho tương lai” – đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân chia sẻ.

Để chính sách sớm đi vào cuộc sống

Đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ qua tổng hợp báo cáo từ các ngành, địa phương trong cả nước, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, một số địa phương sớm ban hành nghị quyết và nhanh chóng triển khai đến các đơn vị đủ điều kiện được hỗ trợ, mở rộng đối tượng hỗ trợ đến con CNLĐ trong các cụm công nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn không ít địa phương chậm triển khai thực hiện hay công đoàn cũng chưa chủ động để vào cuộc nên còn nhiều nơi, chính sách chưa đến được với CNLĐ.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Bùi Thị Thanh Giang – Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội phát biểu thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Hội thảo lần này là diễn đàn để các đại biểu thảo luận, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ trong thời gian qua; vai trò của tổ chức Công đoàn và những kinh nghiệm từ thực tiễn ở mỗi ngành, địa phương; những giải pháp mà tổ chức Công đoàn thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình trong chăm lo tốt hơn cho con em của NLĐ…

Đồng chí Bùi Thị Thanh Giang – Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội chia sẻ, ngay sau khi Nghị định của Chính phủ được ban hành, đơn vị này đã phối hợp với ngành Giáo dục và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND thành phố trình HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non với các mức cao hơn so với quy định của Chính phủ. Cụ thể như hỗ trợ đối tượng giáo viên mầm non 1.600.000 đồng/tháng; hỗ trợ con CNLĐ đang làm việc ở các KCN trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo 240.000 đồng/tháng…

Trưởng Ban Nữ công LĐLĐ TP.Hà Nội cũng cho biết, tổng số CNLĐ đang làm việc tại các KCN và KCX thuộc địa phương này là hơn 164 ngàn người, trong đó chiếm gần 70% là CNLĐ nữ, đa số là dưới 35 tuổi, đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên nhu cầu về gửi trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non là khá lớn. Tuy nhiên với mức thu nhập bình quân mỗi tháng từ 5 – 5,5 triệu đồng/người thì chi phí gửi con tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo là vấn đề lớn đối với CNLĐ.

“Thông qua đối thoại với lãnh đạo địa phương hằng năm, chúng tôi đã đề xuất chính quyền xây dựng 2 trường mầm non công lập dành riêng cho con CNLĐ tại KCN tập trung đông CNLĐ là Bắc Thăng Long. Đồng thời chúng tôi cũng duy trì hoạt động hiệu quả 116 phòng vắt trữ sữa tại 70 doanh nghiệp, thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể để doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ hằng tháng từ 50 – 100 ngàn đồng cho mỗi con CNLĐ tại hơn 300 doanh nghiệp” - đồng chí Bùi Thị Thanh Giang chia sẻ.

Chia sẻ nhiều thông tin, kinh nghiệm và kiến nghị về chính sách hỗ trợ con công nhân
Đồng chí Huỳnh Phước Sang – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai phát biểu thảo luận và kiến nghị đề xuất tại Hội thảo. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Đồng chí Đoàn Văn Dũng – Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Cần Thơ thì chia sẻ: “Chúng tôi đã xây dựng quy chế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ, nhất là việc chia sẻ thông tin, rà soát các đối tượng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, từ đó thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ của địa phương. Đồng thời phát huy vai trò của Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh để làm cầu nối giữa LĐLĐ tỉnh và các ngành liên quan, tham gia kiểm tra, giám sát để tuyên truyền, phổ biến và thúc đẩy nhanh việc triển khai chính sách đến NLĐ trong các KCN”.

Nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cũng đã phát biểu ý kiến như: Đồng chí Nguyễn Bá Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; đồng chí Huỳnh Phước Sang - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai; đồng chí Ong Thị Hoàng Mai – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương; đồng chí Nguyễn Thị Lý – Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Đắk Lắk…

Các đại biểu chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này, đó là phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó chủ lực phải là ngành Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Công đoàn ở địa phương; chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ các đối tượng được hỗ trợ về hồ sơ, thủ tục và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Đồng thời, nhiều đại biểu bày tỏ mong muốn, kiến nghị với Chính phủ xem xét, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ đối với cả NLĐ trong các cụm công nghiệp; tăng mức hỗ trợ, tăng thời gian được hỗ trợ đối với con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo lên 12 tháng/năm hay đề nghị xem xét, bổ sung chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non ngoài công lập…

Các ý kiến thảo luận và kiến nghị tại Hội thảo là thông tin hữu ích, qua đó giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam có những kiến nghị với Chính phủ một cách đầy đủ, sát thực về chính sách hỗ trợ CNLĐ nói chung và hỗ trợ con CNLĐ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các KCN, KCX.

Mùa hè khó quên Mùa hè khó quên

Mùa hè năm 2022 đã đi qua, cuộc sống bình yên trở lại, giáo viên, học sinh lại vui vẻ bước vào năm học mới. ...

Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ” Lâm Đồng: Cô giáo ở vùng khó khăn “yêu nghề, mến trẻ”

Cô giáo Thiều Thị Thu – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng tự hào ...

Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đồng Quỹ xã hội: tâm huyết của các thế hệ cán bộ công đoàn ở Lâm Đồng

Quỹ xã hội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng với hơn 18 tỷ đồng được huy động từ nguồn lực xã hội ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Chính sách mới -

Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?

Với vai trò là tiếng nói của người lao động (NLĐ), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn khắp cả nước về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Từ thực tiễn tại miền Trung - Tây Nguyên, các cán bộ công đoàn đã nêu những ý kiến và đề xuất những nguyện vọng chính đáng của NLĐ… với mong muốn Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ hoàn thiện hơn.

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

19 nội dung lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

Đây là những nội dung quan trọng mà Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Chính sách mới -

Ghi nhận đề xuất, kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi đến UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp Tôi công nhân

3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023 Infographic

Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt

Bản tin công nhân ngày 03/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt; Tp.HCM: Người thất nghiệp nhiều, nhưng doanh nghiệp khó tuyển lao động; Top các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất đầu năm 2024...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Chính sách mới -

Nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể về cải cách tiền lương và phụ cấp mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Nội vụ nghiên cứu hoàn thiện các nội dung cụ thể của cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Chính sách mới -

Công đoàn Hà Nội tiếp tục hỗ trợ lao động mất việc

Người lao động ở Hà Nội bị mất việc, giảm giờ làm do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng sẽ được hỗ trợ mức từ 700 nghìn đến 3 triệu đồng.

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Chính sách mới -

Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692), trong đó có cán bộ công đoàn cơ sở. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Công đoàn -

Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp (gọi tắt là QĐ 5692). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2023, thay thế Quyết định số 3226/QĐ-TLĐ ngày 20/9/2021 (gọi tắt là QĐ 3226).

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Chính sách mới -

Chính phủ yêu cầu đảm bảo lương, thưởng cuối năm cho người lao động

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị quyết số 156/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB và XH chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo... đón Tết và đảm bảo trả lương, thưởng cuối năm cho người lao động (NLĐ).

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Chính sách mới -

Xây dựng lộ trình cải cách tiền lương, sửa đổi quy định thu nhập đặc thù

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách chính sách tiền lương, thu nhập đặc thù của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Chính sách mới -

Vấn đề về công tác cán bộ công đoàn khi xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012 qua 10 năm thực hiện đã phát huy vai trò to lớn của nó trong thực tiễn; tuy nhiên, cũng bộc lộ những điểm bất cập cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Thương lượng tập thể: Công đoàn không thay vai trọng tài hòa giải của Nhà nước

Chính sách mới -

Thương lượng tập thể: Công đoàn không thay vai trọng tài hòa giải của Nhà nước

Để có thêm thông tin liên quan tới vai trò của tổ chức Công đoàn trong bối cảnh thực thi Công ước 98, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Thị Thu Lan – Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn.

Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam

Chính sách mới -

Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam

Công ước (CƯ) 87 và 98 chắc chắn sẽ có nhiều tác động đối với Công đoàn Việt Nam, bao gồm cả những tác động tích cực và những khó khăn, thách thức. Những tác động của việc phê chuẩn và thực hiện CƯ 87 và CƯ 98 được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau.

Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98

Chính sách mới -

Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98

Công ước (CƯ) số 98 năm 1949 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (TLTT) là một trong 10 CƯ cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) theo Tuyên bố năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.