Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động

Câu chuyện quanh tôi - HOÀNG LINH - XUÂN HẬU - MINH KHÔI - NGUYỄN LIÊN - NGA NGUYỄN - SỸ CÔNG

Là tờ tạp chí của tổ chức Công đoàn, gắn bó chặt chẽ với các hoạt động công đoàn, nói lên những vấn đề thiết thân của đoàn viên, người lao động (NLĐ); trong năm 2021 - năm dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư bùng phát dữ dội trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, việc làm, thu nhập và cả tính mạng, sức khỏe của đoàn viên, NLĐ; cán bộ, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đã không quản gian khổ, hiểm nguy, lao vào các vùng dịch trực tiếp thông tin, chia sẻ, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ. Dưới đây là một vài kỷ niệm sâu sắc của họ.

Hành trình gian nan đã “đơm hoa, kết trái”

20h ngày 11/11/2021, tôi nhận được tin nhắn: “Chị ơi, em sinh rồi” từ Sùng Mí Giàng (xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động
Sùng Mí Giàng (áo mưa cam) tại Trạm kiểm soát dịch Hòa Phước (TP Đà Nẵng).

Giàng là nhân vật trong bài viết: “” trên Cuộc sống an toàn mà tôi gặp và hỗ trợ trong chuyến về quê chưa từng có của những NLĐ do dịch bệnh Covid-19, dịp đầu tháng 10/2021.

Tháng 2/2021, Giàng và gia đình vào Bình Dương để tìm việc với hy vọng đổi đời. Thế nhưng, chỉ được vài tháng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã khiến cuộc sống của gia đình em lâm vào cảnh cơ hàn. Lúc này Giàng đang “bụng mang dạ chửa”, sắp đến ngày sinh. Với mong muốn về quê sinh con, cả gia đình đã quyết định "đặt cược" vào chuyến ra Bắc đầy thử thách.

Biết ý định của Giàng và nhờ may mắn tôi liên hệ được nhiều tấm lòng thơm thảo hỗ trợ Giàng. Từ tình nguyện viên lái xe Phạm Vũ - người 5 ngày liền hỗ trợ bà con ở chốt đèo Lò Xo (tỉnh Quảng Nam), đến các Trưởng Trạm kiểm soát, các chiến sĩ công an trong suốt hành trình ra Huế, mỗi người đều góp sức để đường trở về của Giàng đỡ vất vả.

Chia tay Giàng và gửi gắm Giàng cho các chiến sĩ ở trạm kiểm soát Lăng Cô (Huế), cả tôi và Giàng đều rưng rưng nước mắt. Một tháng sau lời chia tay đó, Giàng đã đón niềm vui làm mẹ. Chúc mẹ con em mọi sự an lành.

Giọt nước mắt của nữ công nhân bị nợ lương

Trong rất nhiều NLĐ mà tôi đã từng gặp, hỏi chuyện và viết bài bảo vệ quyền lợi năm vừa qua, tôi nhớ nhất chị Uyên, công nhân vệ sinh môi trường bị Công ty CP Tập đoàn Nam Hà Nội nợ lương.

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động

Chị Nguyễn Thị Minh Uyên chia sẻ bức xúc với phóng viên hồi tháng 5/2021.

Lần nào gặp tôi, chị cũng khóc, vì bức xúc việc công ty nợ lương khiến chị phải khất tiền học của con; vì đi làm hơn nửa năm chẳng có đồng nào; vì nhà cửa dột nát không có tiền tu sửa…

Nhớ chiều ngày 6/7/2021, bên góc đường Hồ Văn Khê (Hà Đông), tôi nhìn thấy đôi tay chị run run đếm từng tờ 500 nghìn mới cứng rồi cuộn xấp tiền trong túi áo ngực, cài chặt chiếc cúc. Tính cả hai đợt công ty trả lương, .

Là người trực tiếp thực hiện tuyến bài (9 tin, bài; 2 video) về vụ nợ lương trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn, đồng thời gửi tài liệu và kêu gọi các báo, đài vào cuộc đảm bảo quyền lợi cho công nhân, tôi cũng không giấu nổi sự vui mừng.

Khi lại gần trò chuyện, tôi thấy gương mặt chị Uyên phấn khởi, dãn ra nhưng rồi một lúc sau lại… “khóc ngon lành”! Chị xúc động khoe rằng cuộc sống đã hoàn toàn thay đổi, chị vừa nhận đủ lương, lại còn được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm tới bốn, năm mươi triệu.

Chị bảo: “Cuộc đời chị chưa bao giờ nhận được sự giúp đỡ như vậy!”.

Hôm đó, bà mẹ đơn thân bộc bạch sẽ dùng số tiền đó trang trải nợ nần, đóng học cho con, một chút dùng sửa lại căn nhà cũ nát. Nếu còn tiền, sẽ gửi tiết kiệm, lo cho con ăn học để đời nó bớt khổ.

Tết này, gia đình chị vui vầy trong căn nhà mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Căn nhà cấp bốn lợp tôn thủng lỗ chỗ, cứ hễ mưa là dột, bây giờ đã được tu sửa lại khang trang nhờ sự hỗ trợ kinh phí từ các cấp công đoàn Thủ đô và bạn bè, đồng nghiệp.

Thể nào chị cũng lại khóc!

Mong dịch bệnh sớm qua đi

Công tác ở Tạp chí LĐ&CĐ, tôi đọc nhiều về các cảnh ngộ trong dịch bệnh. Trong đó, tháng 8/2021, hình ảnh đứa trẻ trạc tuổi lên 4 ở Tây Ninh với tô mì tôm chỉ còn vài sợi cho bữa trưa trong những ngày giãn cách vì dịch khiến tôi đặc biệt xúc động.

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động
Hình ảnh được người bạn gửi ngày 24/8/2021.

Ngay lúc đó, tôi tính nhanh những món đồ thiết yếu dự định hỗ trợ em và liên hệ với chị Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh. Chị sốt sắng đồng ý lời đề nghị của tôi. Hai hôm sau, chị cùng các đồng nghiệp tới xóm trọ ở ấp Suối Sâu, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng hỗ trợ gần 60 suất quà gồm các nhu yếu phẩm: gạo, mỳ tôm, dầu ăn, nước tương, bột canh và sữa tươi, bánh ngọt cho trẻ.

Dịp đó, gần Tết Trung thu, tôi đề xuất xin thêm quà để tặng cho trẻ em nghèo quanh khu vực của xóm. Thật vui, khi hàng chục suất quà Trung thu cho trẻ em đã được Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh trao tặng ngay sau đó.

Chia sẻ với tôi, chị Thúy Hồng (người xóm trọ) xúc động: “Đây là món quà thật ý nghĩa cho gia đình em lúc này, em cảm ơn tấm lòng và sự hỗ trợ từ chị, từ Tạp chí LĐ&CĐ, Công đoàn Khu kinh tế Tây Ninh”.

Mong sao dịch bệnh qua nhanh để , không phải chia nhau gói mì tôm chống đói.

Vui niềm vui của người lao động

Trong thời điểm các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phóng viên chúng tôi vẫn tác nghiệp, xông pha vào tâm dịch, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho đoàn viên, CNLĐ trong khu phong tỏa.

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động
Lời cảm ơn của chị H. khi nhận được giúp đỡ

Giữa tháng 7/2021, khi TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Long An đang nằm trong đỉnh dịch, tất cả mọi người không được ra đường, đi lại nếu không có giấy tờ. Trong khi gọi điện hỏi về cuộc sống của NLĐ ở trọ tại huyện Đức Huệ, Long An để viết bài cho Tạp chí LĐ&CĐ, tôi biết về trường hợp của chị H.

Cả gia đình chị đi thuê trọ, làm công nhân, hiện tại đều phải ngừng việc vì dịch, cả nhà hết đồ ăn. Chị H. kể, chồng chị phải đi hái rau muống ở ruộng, bắt ốc bươu vàng để có bữa ăn qua ngày. Vợ chồng chị đã rao bán tủ lạnh, máy giặt để có tiền mua sữa cho con, nhưng không ai mua.

Sau khi biết thông tin, tôi đã nhờ bạn bè hỗ trợ chị được 1 triệu đồng và liên hệ với LĐLĐ tỉnh Long An giúp đỡ chị. Ngay sau đó, con chị Huyền đã có sữa và cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn. Đến bây giờ chúng tôi vẫn giữ liên lạc.

Nỗi niềm nữ điều dưỡng phải đi bán rau mưu sinh

Trong quá trình tác nghiệp, viết bài cho Tạp chí Cuocsongantoan.vn về việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh chậm lương của các cán bộ, y, bác sĩ, tôi đã gặp chị Lê Thanh Huyền (cán bộ điều dưỡng Khoa Phụ sản). Tôi gần như kinh ngạc khi thấy chị phải đi bán rau mưu sinh.

Chia sẻ cùng đoàn viên, người lao động
Phóng viên Tạp chí LĐ&CĐ trò chuyện với chị Lê Thanh Huyền.

Nơi chị bán rau là khu vực chợ Bông Đỏ (Hà Đông, Hà Nội). Chị Huyền không nhớ đã bao ngày "bán mặt" tại đây vì miếng cơm manh áo…

Nhiều lần quay lại sạp rau của chị, tôi thường đứng quan sát từ xa, còn chị Huyền cũng thẫn thờ mỏi mệt. Chị bảo: “Cũng nhờ có em và Tạp chí đồng hành, đưa những tin, bài về chị mà sạp rau của chị mỗi ngày một đông khách hơn. Nhiều mạnh thường quân đã tới ủng hộ, tiền có, hiện vật có… Chỉ có điều nghề Y mới là nghề chị đam mê và muốn gắn bó lâu dài”.

Biết đến bao giờ cuộc sống của chị mới “trắng và sáng” như màu áo blouse mà chị đang mặc?

Ấn phẩm Lao động và Công đoàn tạo ấn tượng trong Hội báo Xuân ở Quảng Trị Ấn phẩm Lao động và Công đoàn tạo ấn tượng trong Hội báo Xuân ở Quảng Trị

Ngày 27/1, tại Nhà Văn hóa trung tâm TP. Đông Hà, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với TP. Đông Hà đã tổ ...

Bệnh viện Tuệ Tĩnh trả hết nợ lương, NLĐ viết thư cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh trả hết nợ lương, NLĐ viết thư cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn

Tối ngày 25/01/2022, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã chấm dứt tình trạng nợ lương kéo dài gần một năm qua. Nhận được tiền lương vào ...

Tìm cách làm sáng tạo trong phối hợp tuyên truyền giữa LĐLĐ Đà Nẵng và Tạp chí Lao động và Công đoàn Tìm cách làm sáng tạo trong phối hợp tuyên truyền giữa LĐLĐ Đà Nẵng và Tạp chí Lao động và Công đoàn

Ngày 19/11, LĐLĐ Đà Nẵng và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có buổi làm việc, thảo luận kế hoạch phối hợp tuyên ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Emagazine -

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Câu chuyện quanh tôi -

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Đời sống -

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Câu chuyện quanh tôi -

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Câu chuyện quanh tôi -

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Câu chuyện quanh tôi -

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Video

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đọc thêm

Câu chuyện quanh tôi -

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Câu chuyện quanh tôi -

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Kinh tế - Xã hội -

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Câu chuyện quanh tôi -

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Câu chuyện quanh tôi -

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Nét đẹp Người lao động -

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Câu chuyện quanh tôi -

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

Câu chuyện quanh tôi -

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Câu chuyện quanh tôi -

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.