Chia sẻ áp lực tinh thần với lao động nữ hàng không

Vất vả nhưng phải luôn xinh đẹp. Căng thẳng nhưng vẫn tươi cười - đó là đặc thù công việc và cũng là một áp lực đối với lao động nữ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Trong giai đoạn 2010 - 2019, Vietnam Airlines có tổng số 22.539 lao động. Trong đó, lao động nữ là 9.125 người (chiếm 40%). Nhiều lao động nữ làm công việc thuộc nhóm ngành nghề, , độc hại, nguy hiểm. Trong đó, các tiếp viên thường xuyên làm việc trong môi trường tiếng ồn, áp suất, thay đổi múi giờ dẫn đến đảo lộn nhịp sinh học, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, trong lĩnh vực hàng không, khách hàng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ của các hãng. Đặc biệt là ở các sân bay quốc tế - nơi hoạt động phục vụ chuyên nghiệp của cán bộ, công nhân lao động được đặt lên hàng đầu. Áp lực công việc ngày càng tăng khiến thời gian dành cho việc chăm sóc gia đình của nhiều lao động nữ bị ảnh hưởng.

Nhân viên mặt đất sân bay thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, rung động. Ảnh: VIAGS

Chia sẻ áp lực tinh thần với lao động nữ hàng không

Nhiều đoàn viên, người lao động làm việc trong môi trường ca kíp. Phần lớn người lao động phải thường xuyên xa nhà, ngay cả trong dịp lễ, Tết, không được sum họp với gia đình. Nhiều lao động nữ gặp khó khăn trong việc tìm người trông giữ con để làm việc, nhất là vào dịp lễ, Tết khi các trường học, nhà trẻ đều không mở cửa.

Trước dịch Covid-19, Trung tâm Phục vụ hành khách - Chi nhánh Nội Bài có 638 đoàn viên, người lao động. Trong đó 379 cán bộ, công nhân lao động trong độ tuổi nuôi con nhỏ và chưa lập gia đình.

Nhân viên của Trung tâm thuộc tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Công việc của họ là tiếp đón, cân hành lý, làm thủ tục, kiểm tra giấy tờ tùy thân từ khi khách bước chân đến cửa Sân bay quốc tế Nội Bài cho đến khi lên máy bay và ngược lại. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo đủ điều kiện an ninh an toàn để khách lên tàu bay. Chị em không tránh khỏi mệt mỏi do thời gian làm việc . Thêm vào đó là căng thẳng tâm lý do hành khách chưa cảm thông, quát mắng, thúc giục, nhất là vào thời điểm nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao.

tổ chức hoạt động cho lao động nữ

"Một yêu cầu bắt buộc của nghề làm dịch vụ hàng không là dù vất vả, mệt mỏi, buồn chán thì nhân viên vẫn phải giữ phong cách chuẩn mực, chu đáo, tươi cười” - đồng chí Trần Thị Hồng Nhung, Chủ tịch Công đoàn bộ phận Trung tâm Phục vụ hành khách chia sẻ.

Quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động, các cấp Công đoàn Vietnam Airlines đã xây dựng nhiều chương trình đồng hành cùng lao động nữ. Mục tiêu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Đồng thời động viên, khích lệ lao động nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Chia sẻ áp lực tinh thần với lao động nữ hàng không

Tiếp viên mặt đất tại Sân bay Nội Bài.

Công đoàn Tổng Công ty đã tổ chức nhiều hoạt động dành cho chị em như Hội thi “Nữ cán bộ công đoàn giỏi”; “Phụ nữ Hàng không nâng những cánh bay”; chương trình “Quyền năng phái đẹp Vietnam Airlines”. Công đoàn tổ chức chương trình “Ngày hội Gia đình Vietnam Airlines” để cảm ơn người lao động tiêu biểu đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Tổng Công ty. Công đoàn tổ chức nhiều chương trình tọa đàm về hạnh phúc gia đình, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật hôn nhân gia đình, bình đẳng giới…

Các Cụm thi đua cũng tổ chức Hội thi “Kết nối yêu thương”; Hội thi "Tìm hiểu về bình đẳng giới và bạo lực gia đình"; “Ngày hội ẩm thực Vietnam Airlines”; Chương trình “Chợ quê”; Hội thảo “Hạnh phúc gia đình”... lôi cuốn chị em và cả nam giới cùng tham gia.

Chia sẻ áp lực tinh thần với lao động nữ hàng không

Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tổ chức hội thi cho lao động nữ.

Công đoàn Tổng Công ty đã phát động phong trào “Phụ nữ Hàng không năng động - Sáng tạo - Đảm đang - Duyên dáng”. Mục tiêu của phong trào hướng tới xây dựng phụ nữ hàng không vừa đảm đang, duyên dáng, vừa năng động, sáng tạo trong công tác chuyên môn. Từ đó đáp ứng tiêu chuẩn chức danh công việc, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ, hướng tới tiêu chuẩn của hãng hàng không 5 sao. Từ phong trào này, rất nhiều chị em có sáng kiến, cải tiến nâng cao năng suất lao động và uy tín doanh nghiệp, đơn vị.

Công đoàn đồng hành cùng lao động nữ. ẢNh: ST
Chia sẻ áp lực tinh thần với lao động nữ hàng không

Chị Trần Thị Hương Giang - nhân viên Đội Hành khách đến và chuyển tiếp, Trung tâm Phục vụ hành khách Chi nhánh Nội Bài (Công ty TNHH MTV Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam) chia sẻ: “Khách phải chờ đợi lâu dễ mệt mỏi và . Khách hàng cũng luôn chú ý cử chỉ, hình thức và tác phong của nhân viên phục vụ. Ban Nữ công Công đoàn đã kiến nghị với chính quyền bố trí phòng trang điểm để giúp lao động nữ thêm chỉn chu, tự tin với phong cách chuyên nghiệp, từ đó tạo sự đồng cảm từ phía hành khách. Hoạt động đó của công đoàn thực sự gần gũi với lao động nữ”.

Bài viết: Duy Minh

Ảnh: ST