Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ
An toàn, vệ sinh lao động - 30/05/2024 19:36 Chu Thị Hạnh Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động
Công đoàn Bình Dương chăm lo vật chất và sức khỏe cho người lao động |
LTS: Ngày 19/3/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 31-CT/TW). Chỉ thị nêu rõ vai trò giám sát, phản biện, thương lượng của tổ chức Công đoàn - một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay sau khi Chỉ thị được ban hành, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khẩn trương quán triệt, đưa Chỉ thị vào cuộc sống. Trong đó, Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn xây dựng chuyên đề “Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ”, gửi tới bạn đọc loạt bài viết phản ánh các cấp công đoàn triển khai thực hiện Chỉ thị trên. Chuyên đề được đăng tải làm hai kỳ, kỳ một tại số ATVSLĐ tháng 4.
Số ATVSLĐ tháng 5/2024 đăng tải tiếp kỳ hai và là kỳ cuối của chuyên đề trên. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
có điểm mới và khác biệt so với Chỉ thị số 29 - CT/TW của Ban Bí thư ngày 18/9/2013 là nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ. Đó vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ hiện nay.
| ||
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024, trong đó nêu bật hoạt động của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn |
Chỉ đạo toàn diện công tác ATVSLĐ trong tình hình mới
Chỉ thị số 31-CT/TW có kết cấu gồm 4 phần: Đánh giá lại kết quả đạt được qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 29 - CT/TW của Ban Bí thư ngày 18/9/2013 về về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập; nêu tồn tại, hạn chế; đề ra nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện.
Chỉ thị đặt ra các mục tiêu hết sức quan trọng cho công tác đảm bảo ATVSLĐ đó là: Tỷ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%; số cơ sở phát hiện yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%.
Chỉ thị đề ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo đảm quyền của người lao động trong công tác ATVSLĐ và trách nhiệm của hệ thống chính trị, người sử dụng lao động một cách cụ thể.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn |
Trong đó, yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong công tác ATVSLĐ. Kết hợp chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát. Công tác đảm bảo ATVSLĐ là trách nhiệm của người đứng đầu, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới, đa dạng hoá thông tin tuyên truyền, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân hằng năm.
Tạo điều kiện cho người lao động trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan báo chí vận động xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên.
Đoàn kiểm tra giám sát của Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nghe báo cáo kết quả kiểm tra của Công đoàn Than Hà Lầm. Ảnh: Công đoàn TKV |
Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm ATVSLĐ và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, chú trọng chính sách phòng ngừa, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức Công đoàn…
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ bằng phân cấp, phân quyền, thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Cải cách hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động hội nhập quốc tế. Chú trọng đánh giá tác động môi trường; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; thống kê khai báo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quản lý các tổ chức dịch vụ ATVSLĐ; nâng cao chất lượng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng. Thực hiện chính sách cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác ATVSLĐ: kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, y tế, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ. Đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ NLĐ.
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam xuống tận hầm lò thăm hỏi, nắm bắt điều kiện làm việc của thợ mỏ Công ty CP Than Mông Dương. Ảnh: Công đoàn TKV |
“Chỉ thị chỉ nhắc đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, nay nhắc cụ thể đến Tổng LĐLĐ Việt Nam để khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác đảm bảo ATVSLĐ”. |
Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác ATVSLĐ thông qua các hình thức: Ngân sách Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp và xã hội hoá. Đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; lồng ghép trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, chương trình, dự án. Quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến và xử lý nghiêm các vi phạm.
|
Khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn
Tại Chỉ thị, Ban Bí thư yêu cầu các Tỉnh uỷ, Thành uỷ, các Ban đảng, Ban cán sự, Đảng đoàn, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện. Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật, bổ sung nguồn lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện Chương trình Quốc gia, tăng cường nâng cao năng lực quản lý. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, , Hội Nông dân Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội khác tăng cường vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện. Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết.
Trước đây, Chỉ thị chỉ nhắc đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, nay nhắc cụ thể đến Tổng LĐLĐ Việt Nam để khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác đảm bảo ATVSLĐ, từ việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn lao động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và người lao động trong thực hiện ATVSLĐ theo quy định của pháp luật, nhất là thông qua việc hằng năm tổ chức Công đoàn phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức phát động Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân, các cấp công đoàn làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, chủ doanh nghiệp và toàn xã hội đối với người lao động, đến việc thương lượng, đối thoại để đảm bảo điều kiện ATVSLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi...
Đồng chí Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: Cục ATLĐ |
Quan điểm này thể hiện rõ ở chủ đề của Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay. Đó là, năm 2024, trong bối cảnh Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của một quốc gia tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)… và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư, nhà sản xuất các mặt hàng trong nhiều chuỗi cung ứng. Chúng ta đang đươc chọn là “cứ điểm sản xuất của các chuỗi cung ứng hàng hoá” cũng như là điểm đầu và điểm quan trọng của chuỗi cung ứng một số mặt hàng nông sản chủ lực như lương thực, thuỷ sản, rau củ quả, các mặt hàng nông sản khác và một số mặt hàng công nghệ, hàng tiêu dùng.
Do đó, các cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, chủ sử dụng lao động, bản thân người lao động phải nhận thức được vai trò của công tác ATVSLĐ đối với việc duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá một cách bền vững, phục vụ cho tăng trưởng cũng như phát triển đất nước một cách ổn định và an toàn.
Vì vậy, chủ đề Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 là "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" liên quan đến công tác ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng. Qua cách chọn chủ đề của Tháng Hành động về ATVSLĐ hằng năm, Chính phủ muốn gửi thông điệp đến công đoàn, doanh nghiệp, người dân các vấn đề trọng tâm của công tác ATVSLĐ cũng như các nội dung, giải pháp lớn triển khai hằng năm. Đặc biệt, Tháng hành động về ATVSLĐ phải có vấn đề cụ thể, thiết thực như huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phải có hành động cụ thể để nhận diện nguy cơ mất an toàn, đi kèm với đó là giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu được rủi ro và cải thiện điều kiện lao động liên tục.
“Chỉ thị cũng nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATVSLĐ”. |
Ngoài ra, Chỉ thị cũng nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ATVLĐ; kịp thời phát hiện những sai sót, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với tình hình mới. Đây cũng là một trong những điểm mới của Chỉ thị số 31-CT/TW.
Video đồng chí Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động chia sẻ về điểm mới của Chỉ thị 31-CT/TW.
Phát động các phong trào thi đua về ATVSLĐ, phong trào công tác quần chúng làm công tác ATVSLĐ; phong trào tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc. Đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ" thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình mới; quan tâm xây dựng văn hoá an toàn lao động tại nơi làm việc; đảm bảo ATVSLĐ gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy thực hiện kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh về việc phát triển số lượng, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tổ chức động viên, kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm ATVSLĐ. Đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. Tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ", quan tâm khen thưởng người lao động trực tiếp sản xuất và đội ngũ an toàn vệ sinh viên. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10c/NQ-BCH ngày 12/1/2017 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới và đưa các chỉ tiêu của Nghị quyết 10c/NQ-BCH thành chỉ tiêu phấn đấu hằng năm để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
An toàn, vệ sinh lao động - 24/09/2024 10:05
Những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đã cho thấy cán bộ công đoàn cần có tiếp tục nâng cao kiến thức về công tác an toàn, vệ sinh lao động để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng người lao động.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.