|
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn các ngành Trung ương và các tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc chăm lo Tết và thực hiện các giải pháp ổn định tình hình quan hệ lao động dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, việc , người lao động, phòng, chống dịch Covid-19 và ổn định quan hệ lao động là nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các cấp công đoàn. Do đó, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu ban thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc thực hiện khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ các yếu tố tác động đến đời sống, việc làm của người lao động và quan hệ lao động trên địa bàn, đơn vị dịp Tết năm nay. Đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, mối quan tâm của đoàn viên, người lao động và xu hướng vận động của quan hệ lao động trên địa bàn, đơn vị qua các kênh để đưa ra các giải pháp kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và thiên tai; Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021 với nhiều nội dung mới… |
Chương trình “Chuyến xe xuân nghĩa tình” do Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương tổ chức dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 |
Làm tốt , vận động đoàn viên, người lao động trong chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp, trong đó có Chỉ thị 48 - CT/TW và Chỉ thị 44/CT - TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, với niềm tin tuyệt đối về sự lãnh đạo của Đảng và thành công của Đại hội. Tăng cường thông tin tuyên truyền, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch chống phá cách mạng nước ta; nâng cao cảnh giác cách mạng, không để cán bộ công đoàn và người lao động bị lôi kéo, xúi giục tham gia vào những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật. |
Lãnh đạo LĐLĐ TP. HCM tặng quà gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại chương trình "Tết sum vầy" 2020 - Ảnh: Nguyễn Nga |
Kịp thời tham mưu với cấp ủy, đề xuất với chính quyền, chuyên môn dành nguồn kinh phí thỏa đáng hỗ trợ, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và thiên tai nhân dịp Tết Nguyên đán; tăng cường xã hội hóa để bổ sung nguồn lực, cùng với nguồn lực của tổ chức Công đoàn, chăm lo chu đáo, kịp thời, đúng đối tượng đoàn viên, người lao động. Đối với số đoàn viên, người lao động di cư không có điều kiện về quê ăn Tết, công đoàn lập danh sách, phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể địa phương thăm hỏi, tặng quà, tổ chức các hoạt động đón Tết, vui Xuân ý nghĩa và đầm ấm. |
Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam bố trí 160 chuyến xe đưa đón công nhân lao động về quê đón Tết năm 2020 - Ảnh: Thiện Nam |
Công đoàn cũng cần chắc tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu phát sinh xung đột, mâu thuẫn, có thể xảy ra tranh chấp lao động, công đoàn phối hợp với các ngành chức năng và người sử dụng lao động xử lý kịp thời, bảo đảm quyền lợi của người lao động, không để các cuộc ngừng việc xảy ra. Rà soát, nắm danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, không đảm bảo tiền lương, thưởng Tết cho đoàn viên, người lao động; phối hợp với chính quyền địa phương sớm có các giải pháp cụ thể bảo vệ quyền lợi của người lao động, không để tình hình phức tạp xảy ra. Bên cạnh đó, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các đơn vị phân công lãnh đạo, cán bộ thực hiện chế độ trực Tết, xử lý, giải quyết kịp thời mọi công việc, tình huống phát sinh, thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; thường xuyên báo cáo tình hình về Tổng Liên đoàn. |
Bài: Ý Yên |