|
Tiến sĩ Lê Nguyên Phương giảng dạy phần học về Thiền Quán: Quán Thọ |
Câu hỏi mở và đáp án đóng |
Những câu hỏi mở với đáp án đóng đã vô hình rập khuôn khung suy nghĩ của chúng ta theo tiêu chuẩn xã hội. Và chính chúng đặt ra chúng ta. |
“Theo em, thế nào là một…” - câu hỏi mở rất quen thuộc với nhiều học sinh, trong đó có tôi. Chỉ cần gõ từ khóa trên vào Google là hàng triệu đáp án hiện ra trong tích tắc. Nhưng phải chăng chính từ những câu hỏi mở với đáp án đóng này đã tạo ra quy chuẩn cho mọi thứ trong cuộc sống ta? Và chính những quy chuẩn định hình từ xã hội, môi trường, giáo dục, gia đình đã từng bước một gán lên mỗi người một khung nhận thức và khuôn mẫu để mỗi cá nhân phải uốn mình theo. Nhiều người trong chúng ta luôn theo đuổi những tư duy đóng khung ấy một cách mơ hồ, và kiệt sức khi thấy rằng mình không thể đạt được những kỳ vọng ấy. Đó là tôi trước khi tham gia khóa học “Chuyển hoá đời mình”, nơi tôi hiểu cách giải phóng bản thân khỏi những khuôn mẫu mà bản thân tự tạo ra để tìm thấy hạnh phúc từ bên trong. |
Câu hỏi mở mà chúng ta thường gặp. |
Thầy bắt đầu bằng một câu hỏi khuôn mẫu để minh hoạ cho khung suy nghĩ rập khuôn mà mỗi người tự đặt ra cho mình: “Theo bạn, như thế nào là người chồng/vợ/người yêu lý tưởng?” Tất nhiên mỗi người một quan điểm, và quan điểm rồi cũng sẽ thay đổi theo thời gian. Nhưng hiện tại, câu trả lời của tôi là: “Một người hiểu biết rộng và thông minh”. Vì tôi thích học và tôi học nhiều. Nên tôi mong người kia cũng có cùng sở thích về kiến thức giống tôi. Và thầy hỏi “Liệu một người thông minh như Stephen Hawking - một học giả lỗi lạc có phải mẫu người yêu lý tưởng của em?” Không… Tôi “trình gì" mà được gặp Stephen Hawking, chưa nói đến người yêu. “Mây tầng nào gặp mây tầng đó", tôi nghĩ rằng cần có sự tương đồng giữa tầm hiểu biết và trình độ của cả hai bên để hiểu và cảm thông với nhau. Nhưng thầy đã cho tôi hiểu một góc nhìn khác của cảm thông. Nếu như chỉ những người cùng tầng lớp tiếp xúc với nhau, vậy thì làm sao ta có thể hiểu được cách suy nghĩ và những nỗi đau mà tầng lớp khác đang trải qua? Mặt khác, của mình lên người khác dễ khiến bản thân cảm thấy thất vọng khi người kia không được như mong muốn của bản thân. Chưa kể, việc tìm một người đáp ứng các tiêu chuẩn của mình cũng không dễ dàng. Vậy điều dễ làm nhất và đỡ mệt nhất là gì? Đó là ngừng áp đặt những quy chuẩn của mình lên người khác, và hãy mở lòng đón nhận những điều đến với mình. |
Bên cạnh điều chỉnh khung nhận thức, thì điều hoà cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng giúp ta tìm được sự bình yên trong cuộc sống. Tại lớp học Chuyển hoá đời mình, tôi được trải nghiệm quan sát những ảnh hưởng mà cảm xúc tiêu cực tác động lên cơ thể. Trong hai phút tưởng tượng mình đang trong trạng thái tức giận, một áp lực lớn từ đâu đè lên phần ngực và phần đầu, tim tôi đập nhanh và thở mạnh hơn. Đây không phải lần đầu tiên tôi có cảm xúc này, nhưng là lần đầu tôi chuyển sự tập trung từ nguyên nhân cơn giận tới chứng kiến những gì cơ thể mình phải chịu đựng từ những cảm xúc vô hình. Và tất nhiên cơ thể tôi không thích điều này chút nào. Dưới sự hướng dẫn của thầy, chúng tôi học cách thở để điều hoà cảm xúc và cơ thể. Áp lực trên ngực và đầu dần biến mất, nhịp tim trở lại bình thường, và hai bàn tay bỗng nhiên ấm hơn. Cơ thể tôi thấy thoải mái trong trạng thái này hơn nhiều. Hoá ra từ trước tới giờ, tôi cứ mải mê thỏa mãn những cảm xúc nhất thời mà không biết những gì cơ thể mình phải chịu đựng. Biết rằng cảm xúc tiêu cực không tốt cho sức khỏe là chưa đủ, phải thực sự trải nghiệm và quan sát mới hiểu được những áp lực mà chúng đặt lên cơ thể mình. |
Nhiều người tỏ ra thích thú khi được tham gia khóa học này. |
“Theo em, khóa học này có tốt không?” Tốt hay không tùy thuộc vào cảm nhận và trải nghiệm từng người. Một buổi học chắc chắn chưa đủ để chuyển hóa cảm thân, nhưng là những bước đầu tiên để học cách nhận biết suy nghĩ, , điều hoà cảm xúc để hướng tới cuộc sống hạnh phúc hơn. Theo tôi, đây là một khoá học đáng thử. |
Những cách để giải tỏa cảm xúc. |
Đây là một khóa học đáng thử. |