Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
01/10/2020 14:10
Câu chuyện đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội

01/10/2020 14:10

Giữa phố đèn lồng Phùng Hưng tấp nập người qua lại, rộn ràng không khí Trung thu, chúng tôi bắt gặp hình dáng một người phụ nữ nhỏ bé với gương mặt lấm tấm mồ hôi, trên tay cầm một chùm bóng bay đồ chơi cho trẻ em.
Câu chuyện đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội

Giữa phố đèn lồng Phùng Hưng rộn ràng không khí Trung thu, tấp nập người qua lại, chúng tôi bắt gặp hình dáng một người phụ nữ nhỏ bé với gương mặt lấm tấm mồ hôi, trên tay cầm một chùm bóng bay đồ chơi cho trẻ em.

Đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội

Chị ngồi nghỉ ở một chiếc ghế đá ven đường, bàn tay vén tóc mai vương trên trán vì mồ hôi. Đôi mắt không giấu nổi nét phờ phạc, thấm mệt, nhưng vẫn không quên nhìn quanh như tìm kiếm một điều gì đó xa xăm, như buồn bã sau một ngày “chẳng bán được mấy”.

Đôi mắt ấy khiến tôi tin rằng đằng sau đó chất chứa những câu chuyện, là của những người lao động nghèo.

Chị là Trần Thị Tuyết, sinh năm 1987, quê ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Chị đã lập gia đình và có 3 người con, đứa lớn mới lên 8 tuổi. Trước kia, hai vợ chồng chị từng làm công nhân trong một nhà máy sản xuất phụ kiện điện thoại, với mức lương khoảng 4 triệu đồng, lên xuống tùy theo ca kíp, số giờ làm thêm.

Chị Tuyết chia sẻ: “Làm công nhân tuy ổn định nhưng giờ giấc thì gò bó lắm, nhà có việc cũng không được nghỉ. Mà chị thì con nhỏ, làm công nhân đi cả ngày như thế, không ai chăm sóc con. Chị cũng chăn nuôi, trồng ít rau ở nhà để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Làm công nhân thì không thu xếp được thời gian làm những việc khác”.

Đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội

Thế nên, chị và chồng quyết định bỏ nghề công nhân, cùng nhau lên Hà Nội vào các dịp lễ tết để bán bóng bay. Rong ruổi ở đất khách quê người cũng không kém phần vất vả, nhưng chị chủ động được thời gian hơn, có lúc cảm thấy tủi thân vì mình nhỏ bé giữa , nhưng vì miếng cơm manh áo, vì gia đình và những đứa con, chị lại gạt hết đi mọi thứ và tiếp tục cố gắng.

Được biết, chị nhập bóng bay ở một nhà bóng tại Hà Nội. Lao động tới đây tự lấy số lượng, tự bơm bóng rồi đem đi bán. Chị cũng không phải bỏ vốn trước, mà bán xong được tiền rồi mới phải thanh toán cho nơi cung cấp. Có những ngày ế ẩm, thừa nhiều bóng thì có thể đem trả. Chị và chồng chia nhau đi bán rong tại các khu phố có nhiều trẻ em tới chơi Trung thu.

Đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội
Những chùm bóng bay mang theo khao khát về một cuộc sống bớt khốn khó của người lao động nghèo.

Chị từ Hà Nam lên Hà Nội trước dịp tết Trung thu khoảng 3 ngày. Công việc chỉ gói gọn trong vài ngày. Mỗi ngày bắt đầu từ 8h sáng cho đến tận 11h đêm. “Cả ngày cứ lang thang các con phố, khi nào mệt quá thì ngồi nghỉ một chút, uống ngụm nước rồi tiếp tục. Trưa đến, chị mua một suất cơm khoảng 15.000 – 20.000 đồng rồi ngồi ngay ngoài đường, ăn xong lại làm việc, không có thời gian ngả lưng đâu” – Chị Tuyết nói.

Đi bộ cả ngày với chùm bóng nặng trên vai, chị Tuyết chỉ ăn vỏn vẹn một suất cơm qua loa.

Đằng sau những chùm bóng bay giữa lòng Hà Nội

Được biết, mỗi quả bóng bay chị bán với giá 30.000 đồng. Tuy nhiên, người mua thường hay mặc cả chỉ còn 20.000 – 25.000 đồng/quả thì chị cũng bán. Chị kể: “Nhiều khi người ta “ép giá” căng quá thì mình vẫn phải bán em ạ. Mà trẻ con bây giờ cũng không thích mấy thứ này nữa, cũng vì được bố mẹ mua cho những món đồ xịn hơn, đắt tiền hơn… nên năm nay chị không bán được mấy. Nhất là do dịch Covid-19 lại càng khó bán, nên phải ngậm ngùi chứ biết làm sao. Rẻ cũng phải bán, nếu không thì không có đồng nào”.

Tạm gác lại câu chuyện về những gian khó của cuộc sống mưu sinh, tôi tò mò hỏi về những đứa con của chị, Trung thu năm nay của chúng như thế nào khi bố mẹ đều vắng nhà?

Chị Tuyết chia sẻ, dù không muốn nhưng vợ chồng chị đành gửi con cho ông bà để lên thành phố làm việc, vì chỉ có những ngày lễ tết này mới có thể bán được đồ chơi. Tụi nhỏ háo hức, mong chờ Trung thu lắm, nhưng chị không còn cách nào khác, đành nhờ ông bà đón Trung thu cùng các cháu. May mắn, ông bà còn khỏe, nên giúp chị chăm sóc các cháu được phần nào.


Trung thu năm nay, chị chẳng mong gì hơn bán được nhiều bóng bay, mong hết hàng thật nhanh để được về với con.

Hết Rằm tháng Tám, Hà Nội về đêm lại im lìm những con phố vắng. Ở đâu đó, có người phụ nữ trên nôn nóng trở về nhà để ôm những đứa con vào lòng và có tiếng trẻ thơ hân hoan thấy mẹ về. Trung thu của các con chỉ đến muộn một chút, một chút thôi! Nhưng tình yêu thương thì vẫn đong đầy mà thời gian không thể nào lấy đi.

Thực hiện: Kỳ Anh - Hoàng Nhung

Xem phiên bản di động