Cẩn trọng với bẫy vay tiền trực tuyến
Kinh tế - Xã hội - 24/09/2019 07:30 Hải Dương (T.H)
Dù được khuyến cáo phải cẩn trọng, rất nhiều người dân vẫn vay tiền trực tuyến và rơi vào "bẫy nợ". Trong ảnh, một gười dân đang tìm hiểu thông tin vay tiền trực tuyến - Ảnh minh họa của tuoitre.vn. |
Nhập từ khóa “vay tiền trực tuyến” lên công cụ tìm kiếm Google, ngay lập tức hàng chục địa chỉ cho vay tiền trực tuyến hiện ra, như Olava, Akulaku, Monily, Finizi, Lendbox... Tất cả những địa chỉ này đều có lời chào mời hấp dẫn như “Cung cấp khoản vay chỉ trong vài phút”, “Vay tiền chỉ với 3 bước đơn giản”, “Giải ngân khoản vay tự động”... Tại địa chỉ Lendbox, khoản vay tối đa chỉ 10 triệu đồng; nhưng ở địa chỉ Akulaku, theo lời quảng cáo tại đây, khách hàng có thể vay 50 triệu đồng mà không cần thế chấp tài sản. Tuy nhiên, điểm chung tại các địa chỉ vay tiền này là hạn chế tối đa thông tin về các khoản tiền lãi, tiền phạt chậm trả, dẫn tới một khi “con mồi” đã mắc bẫy thì khó dứt ra được.
Chị Hà, nhân viên Công ty Đầu tư Phát triển nhân lực HTD (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: Năm ngoái, vì có việc, chị đã vay 30 triệu đồng tại một địa chỉ vay trực tuyến trên mạng. Khi tư vấn, nhân viên đưa ra mức lãi suất chỉ cao hơn ngân hàng thương mại một chút. Tuy nhiên, sau khi ký xong hợp đồng, họ lại thông báo sẽ thu phí quản lý khoản vay 2%/ngày, tức là 60% một tháng, tương đương khoảng 720% một năm.
Anh Hoàng, quê xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa cho biết, đầu năm vừa rồi, vì cần tiền mua điện thoại, anh đã lên một địa chỉ trên mạng để hỏi vay 3 triệu đồng. Tuy nhiên, họ trả lời anh chỉ được vay 2.500.000 đồng cho lần vay đầu tiên. Và với số tiền này, sau một tháng anh đã phải trả gốc và lãi 3.480.000 đồng. Tính ra, tiền lãi ngót nghét 1 triệu đồng, cao gấp đôi so với lãi suất vay tại các tiệm cầm đồ.
Quảng cáo một số hình thức vay trực tuyến người dân nên cẩn trọng - Ảnh cuocsongantoan.vn |
Hầu hết những người vay tiền trực tuyến đều có hoàn cảnh khó khăn, đã vay mượn nhiều nơi. Họ tiếp cận với dịch vụ cho vay trực tuyến khi các “cửa” tín dụng khác đã đóng lại. Tình trạng đó khiến việc vay nợ của họ có thể nhanh chóng chuyển sang bi đát. Song, cũng có nhiều người thực sự đã gần như “tự nguyện chui vào bẫy’ này.
Báo Tuổi trẻ online ngày 23/9 đưa tin, một người phụ nữ tên H. ở TP. Hồ Chí Minh gọi điện đến đường dây nóng của báo với giọng hốt hoảng cho biết mình và những người thân đang bị các nhân viên tín dụng đen đe dọa. Chị cho biết, hơn một tháng trước, chị nhận được đường link giới thiệu cho vay tiền trên mạng. Đang cần tiền, chị làm theo yêu cầu của app VDong như chụp ảnh chân dung, cho phép app thâm nhập vào danh bạ điện thoại, facebook... và chỉ hơn 10 phút sau đã nhận được số tiền 3 triệu đồng trong tài khoản (trên tổng số 5 triệu khoản vay). Tức là nhân viên “tín dụng” của app đã ngay lập tức trừ số tiền “quản lý” 2 triệu đồng.
Một ngày trước thời hạn trả nợ, chị H. liên tục nhận được điện thoại của nhân viên “tín dụng” đòi nợ. Các nhân viên này còn gửi cho chị đường link cho vay qua mạng khác với gợi ý chị vay để trả nợ. Cứ thế, chị H. bị đưa vào ‘tròng”, tiếp tục vay của các app sau để trả cho khoản vay trước. Tới nay, số tiền chị còn nợ lên tới 40 triệu đồng, trong khi đã trả gốc và lãi 60 triệu đồng. “Thời gian tới tôi không biết phải làm sao. Tôi rất lo lắng cho sự an nguy của người thân, vì họ cũng bị đe dọa”, chị H. nói.
Mô tả "quy trình" vay tiền trực tuyến và hậu quả có thể xảy ra, người dân rất nên cẩn trọng - Ảnh tuoitre.vn |
Theo luật sư Phạm Văn Lượng, Giám đốc Công ty tư vấn luật TNT, hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định về hình thức vay trực tuyến. Điều này cũng ví như với trường hợp Grab hay Uber. Vì thế, nếu có rủi ro rất khó giải quyết vì không có cơ sở để xử lý tranh chấp. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Tuy nhiên, một số đơn vị cho vay sẽ tính thêm các chi phí khác, như: Phí tư vấn, phí quản lý khoản vay... dẫn đến lãi suất thực cao gấp nhiều lần so với lãi suất quy định. “Trong trường hợp vay tiền trực tuyến, người vay nên tìm hiểu xem tổng cộng tiền lãi phải trả cụ thể là bao nhiêu, trong đó bao gồm những khoản tiền gì, cách thức tính ra sao, thanh toán cho ai và thời hạn thanh toán... Quan trọng nhất, người vay cần phải cân nhắc khả năng tài chính khi vay trực tuyến. Tránh tình trạng không trả đúng hạn, dẫn tới bị phạt tiền, lãi mẹ đẻ lãi con...”, luật sư Lượng nói.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 10:35
Ngày 04/9, SK Group ("SK Group" hay "Công ty") công bố SK Group và Masan Group cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền chọn bán của SK Group với Masan Group thêm tối đa 5 năm.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 15:00
Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:26
Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:15
Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.