Cần nhìn lại công tác phòng chống cháy nổ tại các khu công nghiệp dịp cuối năm
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra sự cố hỏa hoạn ở các khu công nghiệp (KCN). Đáng chú ý đã có những vụ đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản, điều này gióng lên một hồi chuông cho các nhà quản lý, cần nhìn lại công tác an toàn phòng chống cháy nổ tại các KCN, nhất là trong những tháng cuối năm.
Cuối năm, liên tiếp xảy ra cháy ở các khu công nghiệp...
Chiều ngày 15/11 vừa qua, tại (KCN) Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đã xảy ra một vụ hỏa hoạn rộng hơn 2.000 m2. Khu nhà xưởng rộng hơn 2.000 m2 sau vụ cháy chỉ còn lại là đống phế liệu. Ảnh: Tùng Nguyễn Được biết, nhà xưởng của công ty này chứa nhiều vật liệu dễ cháy như: xốp, nhựa… nên khi có sự cố cháy, lửa sẽ bén và lan rất nhanh. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Bắc Giang đã phải huy động toàn bộ lực lượng hơn 100 chiến sĩ cứu hỏa và 9 xe chữa cháy làm việc cật lực suốt hơn 1 giờ đồng hồ mới có thể khống chế được ngọn lửa để ngăn không lan sang các nhà xưởng của các công ty khác. Vụ cháy cũng đã làm và hiện giờ hàng chục công nhân đang phải tạm nghỉ công việc để nằm chờ ở nhà và đợi thông báo mới từ công ty. |
Nạn nhân bị bỏng nặng do cháy xưởng ở KCNVân Trung - Ảnh: Minh Minh
Cũng trong tháng 11, tại Công ty TNHH R & S Electronic, có địa chỉ tại Cụm Công nghiệp Khắc Niệm, Bắc Ninh đã xảy ra 1 vụ nổ khiến 3 công nhân bị thương. Cách đó vài ngày, tại KCN Sóng Thần 3 (phường Phú Tân, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã xảy ra một vụ cháy lớn. Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Bình Dương phải điều động tới 21 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hơn 116 chiến sĩ đến hiện trường tham gia công tác dập lửa. Sau hơn 3 giờ, vụ hỏa hoạn mới được kiểm soát. Trước đây, vào năm 2011, một xưởng sản xuất giày da ở Hải Phòng đã xảy ra hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt mạng 13 công nhân và hơn 20 người bị thương nặng. Vụ cháy khiến những người trực tiếp tham gia chữa cháy vẫn còn ám ảnh đến tận bây giờ mỗi khi nhắc tới. |
Ký ức kinh hoàng trong vụ cháy ở Hải Phòng khiến 13 công nhân thiệt mạng - Ảnh: VnExpress |
Cần khẩn trương xem lại công tác an toàn cháy nổ...
KCN Vân Trung, một trong những KCN có nhiều công ty, xưởng sản xuất lớn nhỏ nằm liền kề nhau. Nếu công tác an toàn cháy nổ không được nâng cao thì khi xảy ra sự cố cháy nổ sẽ rất khó kiểm soát. Về vấn đề phòng chống cháy nổ tại các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã phát hành văn bản thông báo nhắc nhở gửi các công ty, ban quản lý, chủ đầu tư kinh doanh và sản xuất tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Qua báo cáo rà soát, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phát hiện nhiều xưởng, doanh nghiệp xây dựng các kho hóa chất, tập kết vật liệu tại các khu vực lò hơi, bếp ăn, lối đi… đây là những nơi dễ cháy nổ và khi có sự cố sẽ gây cản trở đường thoát hiểm. Thâm nhập vào một vài xưởng sản xuất, chế biến của một số công ty nằm trong các KCN, phóng viên Cuộc sống an toàn bắt gặp rất nhiều hình ảnh lơ là, buông lỏng công tác phòng cháy chữa cháy. Nhiều nơi tập kết hàng hóa, phế liệu dễ cháy nằm ngay tại các nơi có nhiệt độ cao và có lửa đốt hoạt động liên tục như lò hơi, máy hàn. Vật liệu dễ cháy được tận dụng tập kết ngay cạnh tại lò hơi ở rất nhiều công ty. Điều này không đúng với những nội dung đã được quy định và được các doanh nghiệp cam kết về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, . Trung úy Nguyễn Thành Công – Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn số 6, Công an TP Hà Nội cho biết, để giảm thiểu tối đa thiệt hại do cháy nổ thì cần đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy. “Trên cả nước hiện nay có khoảng gần 300 KCN, KCX. Chỉ tính riêng tại địa bàn TP Hà Nội, đã có tới hàng chục KCN lớn, nhỏ. Trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ tại các KCN có chiều hướng ngày càng nghiêm trọng, gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ thiệt hại. Trong quá trình hoạt động có sử dụng nhiều các sản phẩm, chất cháy nên việc sắp xếp vật liệu, hàng hóa là quan trọng. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động cũng cần quan tâm đến bảo trì, bảo dưỡng, tuyên truyền sâu rộng với cán bộ, công nhân lao động về phòng cháy chữa cháy”, đồng chí Công chia sẻ. Mặc dù những bài học đắt giá đã nhìn thấy rõ, thế nhưng công tác an toàn cháy nổ vẫn bị nhiều công ty, doanh nghiệp "ngó lơ". Cũng từ chính những thực tế trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã ra đề nghị Ban quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh cần khẩn trương tăng cường theo dõi, giám sát các công ty, doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về công tác an toàn phòng chống cháy nổ. Có thể thấy, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy chữa cháy từ cơ quan chức năng, để hạn chế mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ hay các thiệt hại về người và tài sản, thì ngay từ chính ban quản lý các KCN trên cả nước cần tự chủ động nhìn nhận lại và nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy lên hàng đầu. Đặc biệt là trong những tháng cuối năm, để công nhân nào cũng được đón Tết, doanh nghiệp nào cũng có thể khép lại một năm trọn vẹn. Có như vậy, công tác phòng cháy chữa cháy tại các KCN mới thật sự phát huy được hiệu quả. Bài và ảnh: Tùng Nguyễn |