Cần nhận diện rõ rủi ro để ngăn ngừa tai nạn lao động
Cách làm hay - 30/09/2019 08:30 Thành An
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: TTX |
Trên đây là một số giải pháp được nêu tại Hội nghị chuyên đề “Tăng cường đánh giá, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại doanh nghiệp” do Cụm thi đua LĐLĐ 5 thành phố trực thuộc Trung ương vừa tổ chức mới đây.
Gia tăng tai nạn chết người
Ông Nguyễn Thành Đô - Trưởng Ban Chính sách-Pháp luật LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết, thời gian qua, công tác ATVSLĐ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp công đoàn quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Dù vậy, trên thực tế, tình hình tai nạn lao động vẫn xảy ra nhiều.
Trong năm 2018, cả nước đã xảy ra gần 8.000 vụ tai nạn lao động làm 8.229 người bị nạn, trong đó làm chết 1.039 người, tăng gần 12% so với năm 2017. Đáng quan ngại là có 972 vụ tai nạn lao động gây chết người, tăng 8,24% so với năm 2017; số người bị thương nặng là 1.939 người, tăng 1,2% so với năm 2017; số vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên là 112 vụ, tăng 10,89% so với năm 2017…
Theo ông Nguyễn Thành Đô, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tai nạn lao động là do nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về ATVSLĐ của nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động chưa tốt. Trong đó, 46,5% nguyên nhân do người sử dụng lao động.
Cụ thể: Không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 24,56% tổng số vụ; không huấn luyện ATVSLĐ hoặc huấn luyện không đầy đủ chiếm 7,02%; thiết bị không bảo đảm ATVSLĐ chiếm 0,88% số vụ. Về nguyên nhân từ phía người lao động, có tới 18,42% số vụ do vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động.
Làm rõ hơn về những nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động, ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Ban Chính sách-Pháp luật LĐLĐ Thành phố Hải Phòng cho rằng, nhiều doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hàng năm còn mang tính đối phó, chưa xây dựng chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ.
Việc tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt chưa được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Các hoạt động thực hành, thao diễn, xử lý sự cố về ATVSLĐ, thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động còn ít được quan tâm.
Phải nhận diện rủi ro nguy cơ tai nạn lao động
Thảo luận về giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nhiều đại biểu cho rằng trước tiên phải nhận diện, phân tích và đánh giá các nguy cơ rủi ro tai nạn lao động nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp trong từng ngành, nghề. Thực hiện chức năng đại diện, Công đoàn các cấp phải không ngừng đổi mới phương pháp tuyên truyền về các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ cho cả người lao động lẫn chủ doanh nghiệp. Nội dung tuyên truyền phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
Ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ Thành phố Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn cần xác định rõ những yếu tố gây nguy hiểm, rủi ro để từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
Từ kinh nghiệm thực tiễn và tham quan, khảo sát các đơn vị doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tạ Văn Dưỡng đề xuất doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần quan tâm thực hiện công tác tuyên truyền ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh phong trào thi đua lao động giỏi, lao động an toàn; đào tạo, xây dựng mạng lưới an toàn vệ sinh viên và nếu đã xảy ra tai nạn, cần thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ người bị tai nạn lao động.
“Công tác tuyên truyền rất quan trọng trong việc thực hiện ATVSLĐ. Việc tuyên truyền phải thật đơn giản, gần gũi với công việc của người lao động để họ hiểu rõ nguy cơ về tai nạn lao động và từ đó thực hiện tốt các biện pháp tự bảo vệ bản thân trong quá trình lao động. Việc tổ chức mạng lưới an toàn - vệ sinh viên lao động phải thực chất và công đoàn có trách nhiệm hướng dẫn đội ngũ này”- ông Tạ Văn Dưỡng góp ý.
Ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật LĐLĐ TP. Hà Nội phát biểu tại hội nghị. |
Theo bà Đinh Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Đà Nẵng, hiện cán bộ công đoàn có kiến thức sâu rộng về ATVSLĐ còn rất hiếm, do đó Tổng LĐLĐ Việt Nam cần tập huấn kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn để tham gia đánh giá, giám sát, quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn lao động.
Bà Đinh Thị Thanh Hà cũng lưu ý đến các danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành ở nhiều văn bản đã cũ, nên cần thiết xem xét hợp nhất danh mục này; xem xét sửa đổi Điều 74 Luật ATVSLĐ về phụ cấp cho an toàn vệ sinh viên theo mức tối thiểu nhất định. Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan cần hoàn thiện đầy đủ hệ thống quy chuẩn an toàn quốc gia cho các lĩnh vực ngành nghề; ban hành quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ATVSLĐ; quy chế phối hợp điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động...
Ông Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng, các chế tài với doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động còn chưa đủ mạnh, khiến cán bộ công đoàn khó khăn khi bảo vệ quyền lợi của người lao động bị tai nạn. Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Tuấn - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc tuyên truyền về ATVSLĐ cho chủ doanh nghiệp, người lao động, mạng lưới an toàn, vệ sinh viên phụ trách về ATVSLĐ tại doanh nghiệp là rất quan trọng để nâng cao nhận thức, kiến thức về công tác an toàn lao động.
Nhiều đại biểu cũng thống nhất, để hạn chế tai nạn lao động xảy ra, điều quan trọng nhất là cần nâng cao ý thức, kiến thức cho cả người sử dụng lao động và người lao động đặc biệt là mạng lưới an toàn, vệ sinh viên đảm trách công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác cho rằng, các cấp công đoàn cần tăng cường phối hợp với các sở, ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện an toàn lao động tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tài xế công nghệ đang trở thành nạn nhân của không ít vụ giết người cướp của. Lắng nghe các tài xế Grab cao niên ... |
4/5 người trong họ hàng nhà anh Trần Sĩ (nhân vật trong bài viết “Bụi phổi Silic và tâm sự xé lòng của những người ... |
Trước khi bị hai tên cướp giết hại tại bãi đất trống ở Cổ Nhuế, nam sinh 18 tuổi chạy Grab đã kịp chụp ảnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Cách làm hay - 09/03/2022 18:32
Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.
Cách làm hay - 06/03/2022 17:58
Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Cách làm hay - 05/03/2022 08:33
Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Cách làm hay - 27/02/2022 09:15
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Cách làm hay - 26/02/2022 15:54
Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.
Công đoàn - 14/02/2022 07:00
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.