Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Ngư dân Quảng Nam 60 năm gắn bó Hoàng Sa:

Cần hun đúc cho con cháu bản lĩnh, tình yêu nghề để bám biển, bảo vệ Tổ quốc

Đời sống - NGUYỄN LUẬN

Ông Phạm Văn Hòa (ngụ phường Thanh Hà, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) có 60 năm gắn bó với ngư trường Hoàng Sa. Từng ấy năm gắn bó với biển, đối diện biết bao hiểm nguy nhưng ông cùng đồng nghiệp bản lĩnh, can trường vươn khơi, khẳng định chủ quyền Tổ quốc trên biển. Ông Hòa mong rằng, mỗi gia đình đang có truyền thống lâu đời đi biển hãy giáo dục, hun đúc cho con cháu bản lĩnh, tình yêu nghề cùng cha, ông bám biển, bảo vệ Tổ quốc.
Tái hiện cuộc sống mưu sinh của người lao động ngành ngư ở thập niên 80, 90 “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”
Cần hun đúc cho con cháu bản lĩnh, tình yêu nghề để bám biển, bảo vệ Tổ quốc
Ngư dân Phạm Văn Hòa. Ảnh: Nguyễn Luận.

Những ngày đầu tháng 5, TP. Đà Nẵng tổ chức các hoạt động văn hóa sôi động tại khu vực Công viên Biển Đông. Trong các hoạt động đó, có trải nghiệm không gian truyền thống, giao lưu làm nghề với ngư dân. Ông Phạm Văn Hòa, năm nay 78 tuổi là người được Sở Du lịch TP. Đà Nẵng mời từ TP. Hội An ra giao lưu, chia sẻ về nghề với người dân và du khách.

Ở tuổi 78, mái tóc hoa râm nhưng ông Hòa vẫn còn rất khỏe khoắn. Khi nghe phóng viên nhắc đến ngư trường Hoàng Sa, đôi mắt của ông Hòa ánh lên rạng rỡ, miệng dõng dạc nói: "Hoàng Sa là máu thịt trong tim tôi. Tôi đã có 60 năm vươn khơi bám biển, đảo Tổ quốc ngoài đó".

Theo lời ông Hòa, ông là thế hệ thứ ba trong gia đình làm nghề đi biển. Từ năm 18 tuổi, ông đã được cha dạy về nghề, từ đan lưới đến đóng thuyền, nhìn trời, nhìn biển để dò được luồng cá, mực. Chỉ sau vài năm cùng cha bươn chải, ông lên làm thuyền trưởng, dẫn dắt anh em làm ăn khấm khá.

"Thời gian đầu, chúng tôi đi tàu gỗ nhỏ. Sau này, tôi vay mượn đóng tàu gỗ công suất lớn hơn, mỗi chuyến đi lâu 1 tháng mới cập bến. Còn nhớ, thời điểm 30 năm trước, đi mỗi chuyến biển về anh em chia nhau mỗi người được 2 - 3 triệu đồng (thời điểm đó 1 cây vàng là 4,5 triệu đồng). Đi vài năm, anh em có tiền xây nhà, lo cho cha mẹ, con cái ăn học.

Trong 60 năm làm nghề, tôi cùng anh em bạn thuyền cũng đối diện với biết bao nhiêu hiểm nguy của thiên nhiên. Tuy nhiên, tất cả chúng tôi đều đã vượt qua, không lo sợ", ông Hòa chia sẻ.

Về phần cá nhân ông Hòa, nhờ kiên trì với nghề nên xây được ngôi nhà khang trang, dựng vợ, gả chồng cho 2 người con trai, 3 người con gái. Hai người con trai đầu của ông Hòa là Phạm Tánh (44 tuổi) và Phạm Thới (42 tuổi) cũng đã theo nghề cha, đóng hai con tàu lớn tiếp tục bám ngư trường Hoàng Sa.

Chuyện ngư dân ở Quảng Nam có 60 năm can trường gắn bó Hoàng Sa

Theo người đàn ông tóc đã hoa râm này, nghề đi biển bây giờ có thuận lợi hơn xưa nhưng cũng rất khó khăn.

Thuận lợi theo nhận định của ông Hòa chính là các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với ngư dân rất tốt. Có thể kể đến như hỗ trợ vay vốn đóng tàu vươn khơi, trang thiết bị liên lạc, bảo hiểm tai nạn cho lao động đi biển,...

“Ngày xưa chúng tôi không có được thuận lợi, được hỗ trợ nhiều như bây giờ. Phần lớn anh em gom góp tài sản, tự thân vay mượn khắp nơi đóng tàu để vươn khơi. Mỗi chuyến đi biển bằng tàu gỗ, thiên tai vô tình ập đến cũng là nỗi lo thường trực của chúng tôi khi đó. Còn bây giờ, tôi thấy nhiều người được vay vốn đóng tàu thép vươn khơi công suất lớn. Nhìn các con tàu sừng sững giữa biển, giương cao ngọn cờ Tổ quốc mà lòng đầy tự hào", ông Hòa nói.

Một thuận lợi khác mà lứa thanh niên đi biển bây giờ có được so với ngày xưa là có máy móc để dò luồng cá, tôm ngoài biển. Đánh bắt, trữ đông nhiều trong khoang tàu vài tháng mới cập đất liền bán, đem lại nguồn thu cao so với đi nhiều lần.

Chuyện ngư dân ở Quảng Nam có 60 năm can trường gắn bó Hoàng Sa
Ngư dân tỉnh Quảng Nam đóng tàu thép vươn khơi nhờ chính sách của nhà nước. Ảnh: Nguyễn Luận.

Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi trên thì ông Hòa nhận định người trẻ bây giờ không còn mặn mà nhiều chọn nghề đi biển. Lý do là thu nhập từ nghề đi biển cũng ngang so với nhiều nghề khác, lại được bên vợ con, gia đình hàng ngày. Nhiều người còn lo bị tai nạn lao động, hiểm nguy khác trên biển không được về toàn vẹn với gia đình.

"Với nhiều gia đình có truyền thống đi biển, đa số con cái đều nối nghiệp. Như gia đình tôi, các con đều giờ đi biển, bám ngư trường Hoàng Sa là tự trong tâm thức các con ý thức nối nghiệp. Tôi mong rằng, mỗi gia đình đang có truyền thống lâu đời đi biển hãy giáo dục, hun đúc cho con cháu bản lĩnh, tình yêu nghề cùng cha, ông bám biển, bảo vệ Tổ quốc. Về phía nhà nước, tôi cũng mong thực hiện tốt việc thu hút, khuyến khích thanh niên theo học nghề khai thác hải sản tại các trường chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, có hỗ trợ đào tạo đội ngũ lao động hiện nay về kỹ năng hoạt động trên biển, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong khai thác, đánh bắt hải sản và kiến thức pháp luật vững chắc. Đồng thời, có chính sách khuyến khích tàu ngư dân vươn khơi đánh bắt xa bờ nhiều hơn, cùng bảo vệ, khẳng định chủ quyền Tổ quốc ta trên biển", ông Hòa bày tỏ.

Nghiệp đoàn nghề cá ở Khánh Hòa: Sâu sát, chăm lo cho ngư dân khó khăn Nghiệp đoàn nghề cá ở Khánh Hòa: Sâu sát, chăm lo cho ngư dân khó khăn

Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, song, các Nghiệp đoàn nghề cá tại Khánh Hòa vẫn nỗ lực giúp ...

Nghiệp đoàn nghề cá: điểm tựa cho ngư dân lao động trên biển Nghiệp đoàn nghề cá: điểm tựa cho ngư dân lao động trên biển

"Nghiệp đoàn nghề cá (NĐNC) là điểm tựa cho ngư dân trên ngư trường, là chỗ dựa tin cậy, giúp họ đoàn kết lại thành ...

Công đoàn Việt Nam kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Công đoàn Việt Nam kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá

Tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Đời sống -

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…