Cần có Luật Dịch vụ công để bảo vệ người tiêu dùng
Kinh tế - Xã hội - 22/10/2019 07:30 Long Hưng
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu tại tọa đàm. |
Ngày 21/10/2019, tại Hà Nội diễn ra tọa đàm “Thị trường hóa dịch vụ công nhìn từ khủng hoảng nước sạch sông Đà” với sự tham gia của TS. Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Luật sư Nguyễn Tiến Lập, đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Tại buổi tọa đàm, cả 2 chuyên gia đều cho rằng, việc thiếu đi hành lang pháp lý đối với lĩnh vực dịch vụ công khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hiện nay người dân không được quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực nước sạch. Do đó, cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó có những khung pháp lý để bảo vệ người dân
Phát biểu tại buổi tọa đàm, Luật sư Nguyễn Tiếp Lập cho rằng “Hiện nay, hiện trạng, hành lang pháp lý cụ thể vẫn chưa nghiêm minh, chặt chẽ, người tiêu dùng không được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Do đó, mỗi khi một cuộc khủng hoảng nào đó tạm “lắng xuống”, mọi chuyện như chưa có gì xảy ra, phải đến khi có vấn đề, mọi lỗ hổng mới lại được “đào lên”.
Đối với cuộc khủng hoảng nước sạch vừa rồi, mới dừng lại ở mức độ truyền thông tập trung đưa tin làm “nổi sóng” dư luận một thời gian sau đó lặng dần, đâu lại vào đó. Sau đó, phải có thêm một Rạng Đông, sông Đà tiếp theo, chúng ta mới lại có làn sóng dư luận về vấn đề này”.
“Làm đường hay công trình nào đó thì có khung khổ pháp lý rất rõ ràng. Nhưng cung cấp nước sạch hay điện là dịch vụ công, đây là mặt hàng dường như nhân dân không có quyền lựa chọn, vì vậy chính quyền muốn tư nhân hóa thì cần phải có Luật để quản lý. Từ đó đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng”, Luật sư Nguyễn Tiến Lập nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho biết thêm, sự kiện nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm ảnh hưởng tới hàng triệu người tiêu dùng nhưng chủ thể là Công ty CP Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) đã phản ứng quá chậm.
“Sau một thời gian dài mới lên tiếng, người nào uống thì uống no rồi, ảnh hưởng thì ảnh hưởng rồi mới ra thông báo ngừng sử dụng. Như vậy có thể thấy, phản ứng với sức khoẻ, sinh mệnh người dân là rất chậm”, ông Dũng nói.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cũng cho rằng, phản ứng của chính quyền trong sự việc này cũng rất chậm. “Dịch vụ công cho tư nhân cung cấp thì chính quyền có trách nhiệm, phải kiểm tra. Với các dịch vụ công, vai trò của chính quyền rất lớn dù trực tiếp cung cấp hay không. Dù gì cũng liên đới về quản lý chất lượng và phản ứng trước cách thức cung cấp dịch vụ công”, ông nói và cho rằng có vẻ ở đây “chính quyền chậm hơn cả doanh nghiệp”.
Ông Dũng cho rằng, thị trường nước cho tư nhân cung cấp là thị trường béo bở, bởi nếu như cafe có thể nay uống mai không, đi du lịch có thể năm nay đi năm sau không, nhưng nước hay điện thì nhu cầu gần như không thay đổi.
“Làm kinh tế thị trường, kinh doanh có nguồn cầu ổn định, nguồn cầu lớn thì đó là cơ hội vàng, miếng bánh là vô cùng. Có sự cạnh tranh không lành mạnh ở đây để chiếm thị phần hay không? Quả thực đó là vấn đề đặt ra nhiều dị nghị. Không có chứng cứ, chả ai có thể khẳng định nhưng dị nghị thì quả thực có đấy”, ông nói.
Theo ông Dũng: “Mỗi dịch vụ công như nước sạch vừa rồi đặt ra nhiều vấn đề liên quan cả về khái niệm dịch vụ công, trách nhiệm, đạo đức của người cung cấp dịch vụ công, cả trách nhiệm của người quản lý và cả những động lực đằng sau để thúc đẩy”.
Ông Dũng cho rằng, hiện nay khái niệm dịch vụ công vẫn chưa được làm sáng tỏ. Khái niệm dịch vụ công càng sáng tỏ thì quản trị càng tốt. Muốn làm được điều đó cần phải có Luật Dịch vụ công, từ đó sẽ quản lý không chỉ là nước sạch mà còn các loại hình dịch vụ công khác.
Theo ông Dũng, hiện nay chưa có Luật Dịch vụ công nhưng chính quyền cần phải vào cuộc quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
“Hàng hoá công thì Nhà nước không bao giờ được mặc kệ, phải vào quản lý chất lượng, quản lý để đạt sự công bằng. Thị trường, doanh nghiệp người ta chỉ hướng tới lợi nhuận thôi. Chức năng quan trọng của Nhà nước là cung cấp sự công bằng, chỉ Nhà nước mới có năng lực làm việc đó. Không thể cung cấp nước sạch mà dân Hà Nội người có nước sạch, người không”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.
Chấp nhận bán đấu giá chiếc HCV World Cup cử tạ người khuyết tật 2016 để giúp đỡ cho nữ sinh nghèo mắc bệnh ung ... |
Sau sự cố nước sông Đà, nhiều người băn khoăn không biết đâu mới là nơi xét nghiệm nước bị nhiễm dầu thải. |
“Kẻ chủ mưu” sau khi ra đầu thú đã khai nhận về hành vi phạm tội và tiết lộ về nữ giám đốc tên Trang, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 18:21
Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 16:57
Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 09:27
Lê Thị Trà My, tay đua nữ duy nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 bày tỏ sự phấn khích khi lần đầu tiên tham gia một giải đua lớn.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 09:15
Trong ba ngày diễn ra từ 11 đến 13/10, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) sẽ chính thức tổ chức sự kiện Triển lãm xe Mercedes-Benz: The Avantgarde 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 09:11
Tay đua Lê Kim Ngọc đặt mục tiêu lọt vào top 3 Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sắp diễn ra vào 14/9 tới.
Kinh tế - Xã hội - 11/09/2024 21:00
Mã lệ phí trước bạ là một dãy số duy nhất được cấp cho mỗi hồ sơ khai lệ phí trước xe máy. Nó giống như một "căn cước công dân" của hồ sơ, giúp cơ quan thuế dễ dàng quản lý và theo dõi quá trình nộp lệ phí của từng cá nhân hoặc tổ chức.