Cần có giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ
Thị trường lao động - 16/02/2024 14:56 QUỐC THẮNG
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại chỗ là hình thức người lao động (NLĐ) được tuyển dụng vào làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ngay trên đất nước của NLĐ.
Tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ. Cùng với đó, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục kể từ trước tới nay.
Trong lúc đó, khảo sát về việc làm của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI do Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho thấy có gần 40% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động.
Cơ cấu thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua các tháng năm 2023. Nguồn: vneconomy.vn |
Hình thức XKLĐ tại chỗ tạo cơ hội để NLĐ Việt Nam được làm việc ngay tại quê hương mình với môi trường quốc tế, lại khắc phục được những bất cập của XKLĐ trực tiếp.
Khi nhân công giá rẻ không còn là ưu thế
Theo Bộ LĐ-TB&XH, Việt Nam đang dư thừa lao động có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Hiện cả nước chỉ có hơn 26% NLĐ đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ, còn lại phần lớn thiếu kỹ năng nghề, không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Cuộc khảo sát vào năm 2022 của Viện Khoa học lao động và Xã hội cho thấy, phần lớn lao động tại các doanh nghiệp FDI được khảo sát mới tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm tới 80%), trong đó có trên 57% lao động chưa qua đào tạo.
Đây là một nhược điểm căn bản của lao động Việt Nam khi so sánh với các thị trường khác trong khu vực ASEAN: tỷ lệ lao động tay nghề cao của Philippines là 18,5%, Malaysia là 28,24%,... Điều đó lý giải vì sao hiệu suất công nghiệp thấp và khả năng cạnh tranh kém của thị trường lao động nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung (TP. Đà Nẵng) trong giờ sản xuất. Ảnh minh họa |
Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Song song với đó, tình hình này có thể sẽ khiến nước ta phải chịu sức ép về giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Cũng trong xu thế này, theo báo cáo của một số trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, những chương trình XKLĐ trực tiếp ngày càng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề. Đây cũng là lý do khiến cho nhiều lao động không tham gia chương trình XKLĐ chính thức mà lựa chọn hình thức di cư bất hợp pháp, rủi ro cao để làm việc.
Chất lượng lao động của nước ta cũng phản ánh xu thế tất yếu trong cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
Theo thống kê, tính đến tháng 10/2023, cả nước có 132.381 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 10.458 người (chiếm 7,8% trên tổng số NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam). Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 121.923 (chiếm 92.2%), trong đó đã cấp mới giấy phép lao động cho 89.004 người và gia hạn cho 15.362 lao động, cấp lại cho 9.753 người, còn lại 7.863 người đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
Số lượng lao động nước ngoài có chuyên môn làm việc tại các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ trên 72% phản ánh chất lượng nguồn lao động trong nước thấp, chưa đáp ứng hoặc không phù hợp, kém hấp dẫn là thách thức đối với nâng cao chất lượng đào tạo trong nước.
Đẩy mạnh XKLĐ tại chỗ
Việc đào tạo nguồn lao động theo hướng hội nhập, trang bị những kiến thức nền tảng, hiện đại cho người lao động là yếu tố tiên quyết để tạo ra thế tương xứng giữa môi trường lao động trong và ngoài nước. Đặc biệt, bên cạnh chuyên môn, cần chú trọng đến tác phong, thái độ, ý thức và kỷ luật lao động.
Các trường dạy nghề cần hợp tác với các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp đào tạo có định hướng gắn liền với lĩnh vực, nhu cầu sản xuất cụ thể.
Một lớp đào tạo nghề liên kết để nâng cao chất lượng nguồn lao động của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh. Ảnh: ĐVCC |
Phát triển mô hình trường dạy nghề trực thuộc ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung nhiều lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp FDI. Mô hình này có thể được triển khai bằng hình thức hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ theo tinh thần đôi bên cùng có lợi: nhà trường có nguồn kinh phí để vận hành đào tạo và doanh nghiệp có nguồn nhân lực đáp ứng được tiêu chuẩn đặc thù.
Bên cạnh đó, một hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm hiện đại có chức năng thu thập thông tin và phân tích thị trường lao động, có hệ thống thông tin chia sẻ trên cả nước về nhu cầu của các doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho NLĐ đặt ra mục tiêu đào tạo cho bản thân và dễ dàng tìm kiếm vị trí việc làm phù hợp.
Ngoài ra, cần nâng cao các chế tài cho tổ chức Công đoàn trong bảo vệ quyền lợi, quyền đình công của NLĐ, giải quyết tranh chấp, đặc biệt là đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Cần nghiên cứu bổ sung các quy định về ký kết thỏa ước lao động tập thể đặc thù, các quy chế nhằm bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI.
Đối với việc sử dụng nguồn lao động có tay nghề trở về nước, cần có hệ thống kết nối cung cầu lao động hiệu quả giữa doanh nghiệp ngoài nước với doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong nước. Một nền tảng thông tin thị trường lao động kết nối việc làm ở thị trường trong nước với thị trường lao động ngoài nước là hết sức cần thiết.
Video: Trả lời của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tại phiên chất vấn trước Quốc hội về tận dụng nguồn nhân lực cao khi trở về nước sau xuất khẩu lao động. Nguồn: Truyền hình Quốc hội.
“Ông Hội đồng” đưa Sen Hồng ra thế giới “Những thông tin và hình ảnh của đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp dẫn ... |
Một doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị phạt hơn 130 triệu đồng Do vi phạm quy định trong hoạt động đưa người lao động đi làm ở nước ngoài, Công ty VTC1 bị xử phạt 132,5 triệu ... |
Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng Một số tổ chức, các nhân đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường... ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 13/08/2024 14:22
Hơn 1/5 thanh niên trên toàn cầu trong tình trạng không có việc làm, không được giáo dục hoặc không được đào tạo (NEET) vào năm 2023, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Tình trạng NEET vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại, dù tỷ lệ thất nghiệp đang giảm.
Thị trường lao động - 26/07/2024 11:08
6 tỉnh phía Bắc gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đang có nhu cầu tuyển dụng 21.900 công nhân điện tử; 8.265 công nhân sản xuất – lắp ráp; 5.787 công nhân may…
Thị trường lao động - 23/07/2024 08:04
Theo thông tin từ cục Quản lý lao động ngoài nước trong 06 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.640 lao động đạt 62,91 % kế hoạch năm 2024.
Thị trường lao động - 22/06/2024 18:28
Phiên giao dịch việc làm (GDVL) - Tư vấn hướng nghiệp quận Long Biên hôm nay (22/6) có sự tham dự của 103 đơn vị, doanh nghiệp. Trong đó, 66 đơn vị tham gia trực tiếp và 37 doanh nghiệp niêm yết thông tin tuyển dụng; tổng nhu cầu tuyển sinh, tuyển dụng là 5.077 chỉ tiêu.
Thị trường lao động - 17/06/2024 19:28
Trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 65.852 lao động (19.409 lao động nữ), đạt 52,68 % kế hoạch năm 2024.
Thị trường lao động - 15/06/2024 19:39
Sáng nay 15/6 tại Hà Nội, 45 đơn vị, doanh nghiệp đã tham gia Ngày Hội việc làm và tư vấn hướng nghiệp quận Cầu Giấy năm 2024, với 2.984 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động.