Cán bộ công đoàn cần phải hiểu sâu về tổ chức của mình và những thách thức hiện nay
Công đoàn - 31/05/2022 15:47 Hoàng Dũng
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu trao đổi tại Hội nghị (Ảnh: Hoàng Dũng) |
Công đoàn Việt Nam có những điểm đặc biệt
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã trao đổi với cán bộ công đoàn Thanh Hóa những thông tin căn bản về tổ chức Công đoàn Việt Nam. Theo đồng chí Hiểu có một thực tế là một bộ phận cán bộ đã làm công tác công đoàn rất lâu nhưng nhiều khi vẫn không hình dung đầy đủ công đoàn là gì.
“Trải qua chiều dài lịch sử phát triển, có nhiều người vẫn nghĩ nhiệm vụ của công đoàn là lo các công việc liên quan đến “Hiếu – Hỉ - Hát hò”. Thậm chí có một thời kỳ công đoàn như một cơ quan nhà nước chuyên quản lý bảo hiểm xã hội, công đoàn đứng ra phân chia nhà ở cho người lao động (NLĐ) hay có thời kỳ cả thực phẩm Tết công đoàn cũng đứng ra phân chia”. – Đồng chí Hiểu nói.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lưu ý cán bộ công đoàn cần ghi nhớ rõ công đoàn ở nước ta có những điều đặc biệt, đó là từ khi Đảng chưa chính thức được thành lập, công đoàn đã ra đời (28/7/1929). Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập tự nguyện. Bốn nhóm nhiệm vụ của Công đoàn là đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát; tuyên truyền, vận động NLĐ.
Hội nghị trực tuyến được LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa triển khai đến 28 điểm cầu. (Ảnh: Hoàng Dũng) |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chia sẻ thêm, cán bộ công đoàn phải ghi nhớ phương thức hoạt động của công đoàn là đối thoại và thương lượng là chính. Khác với công đoàn thế giới, được thành lập xuất phát từ việc từng NLĐ không đủ khả năng đối thoại, thương lượng, gây áp lực với người sử dụng lao động nên NLĐ phải liên kết lại với nhau hình thành tổ chức Công đoàn – tổ chức liên kết những người công nhân. Còn Công đoàn ở Việt Nam được thành lập ban đầu là nhằm tập hợp lực lượng cách mạng, gây áp lực trong thời kỳ đất nước có chiến tranh.
Hiện nay ở các nước, khi nói đến công đoàn người ta nói nhiều đến nhiệm vụ “bảo vệ” chứ không nói nhiều đến yếu tố “chăm lo” cho NLĐ như ở Việt Nam. Ở nước ta, theo quy định của luật chỉ có tổ chức Công đoàn mới được lãnh đạo và tổ chức đình công nhưng thực tế vẫn diễn ra các cuộc đình công của công nhân. Đây là những cuộc đình công trái quy định của pháp luật.
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu cũng nhấn mạnh về quan hệ lao động (QHLĐ) ở nước ta hiện nay. Trong đó, cần hiểu rõ QHLĐ là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hiện nay các yếu tố tạo lập QHLĐ ở Việt Nam chưa đồng bộ và mang tính tự phát. QHLĐ được thiết lập và thực hiện trong tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu lao động….
Những thách thức của Công đoàn Việt Nam
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu đã chỉ ra 5 thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, là việc chuyển tư duy và địa bàn hoạt động công đoàn; chất lượng và số lượng cán bộ công đoàn. “Chúng ta phải chuyển tư duy hành chính bao cấp sang tư duy công đoàn trong nền kinh tế thị trường. Ngày xưa ông chủ là doanh nghiệp nhà nước còn bây giờ ông chủ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài nên tổ chức Công đoàn càng phải đẩy mạnh thương lượng và đối thoại để bảo đảm quyền lợi cho công nhân, NLĐ. Ngoài ra một bộ phận cán bộ công đoàn của chúng ta có chất lượng rất hạn chế, tư duy bao cấp, làm công đoàn một cách thuần túy, coi đây là một tổ chức để làm phong trào. Tuy nhiên hiện nay chúng ta lại có lực lượng cán bộ công đoàn khá trẻ. Sự kết hợp giữa những cán bộ lớn tuổi có kinh nghiệm với người trẻ tuổi đầy nhiệt huyết sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh chất lượng của tổ chức Công đoàn" - Đồng chí Hiểu nhấn mạnh.
Cán bộ công đoàn tỉnh Thanh Hóa tập trung lắng nghe các chia sẻ tại Hội nghị (Ảnh: Hoàng Dũng) |
Thách thức thứ hai, là việc tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp được phép ra đời và các nhân tố tác động đến Công đoàn Việt Nam (diễn biến hòa bình, tình hình thế giới, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới).
Đồng chí Hiểu cho rằng không loại trừ khả năng các yếu tố nước ngoài lợi dụng cơ hội này để tác động xấu đến việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam. Do đó trong tình hình mới, cán bộ công đoàn càng phải rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thách thức thứ ba là hiện nay trình độ, kỹ năng của đoàn viên, NLĐ còn hạn chế; sự phong phú, tính biến động của thị trường lao động và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đồng chí Hiểu chia sẻ: “Ở một số cuộc đình công, tôi hỏi công nhân là tại sao lại đình công? Anh chị em trả lời rằng “người ta rủ em”, “người ta dọa, không đi đình công là không được”, “người ta bảo đi đình công không phải làm mà được 50 nghìn đồng”, “em thấy người ta đi em cũng đi thôi”… Đó là thể hiện việc một bộ phận công nhân, NLĐ đang hạn chế về kiến thức pháp luật. Trình độ, kỹ năng thấp thì năng suất lao động không cao, dẫn đến thu nhập thấp. Đây là một trong những thách thức, khó khăn cho hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay”.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng nêu trăn trở: "Hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có hàng loạt công nhân bỏ nghề chuyển qua làm “xe ôm công nghệ”. Hàng loạt NLĐ đã chuyển từ khu vực lao động chính thức sang phi chính thức, chấp nhận rời xa tổ chức Công đoàn. Khi ốm đau, tai nạn không tổ chức nào lo, họ chấp nhận sau này không có lương hưu để mưu sinh cuộc sống trước mắt. Đây là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ.”
Bên cạnh những thách thức trên, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cũng nêu thêm hai thách thức nữa cho hoạt động của tổ chức Công đoàn hiện nay là việc ban hành và triển khai nhiều chủ trương, nghị quyết, quy định mới của Đảng, Nhà nước và nhu cầu, đòi hỏi của đoàn viên, NLĐ ngày càng cao, vai trò của doanh nghiệp trong xã hội ngày càng lớn.
Tiếp thu những ý kiến, trao đổi của Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, đồng chí Trịnh Thị Hoa – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa cảm ơn lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam đã dành thời gian chia sẻ những thông tin, kiến thức bổ ích cho cán bộ công đoàn các cấp của tỉnh.
Đồng chí Hoa mong muốn trong thời gian tới tiếp tục nhận được sự quan tâm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của công đoàn cấp trên để Công đoàn tỉnh Thanh Hóa hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Chiếc xe mất phanh: Thông điệp tới “phượt thủ” Chiếc xe tay ga chở 3 người (trong đó có một cháu bé) đã bị mất phanh khi đang đổ đèo Tam Đảo. Một xe ... |
Đảng đoàn Tổng Liên đoàn và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương ký Quy chế phối hợp Chiều ngày 30/5, tại Hà Nội, Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam và Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương đã tổ chức Hội nghị ... |
"Trường là ngôi nhà thứ hai của tôi" Sau 2 năm “chiến đấu” với bệnh tật của chồng, từ chỗ không còn tia hy vọng, cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến (Trường Mầm ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.