Cảm ơn công đoàn luôn nghĩa tình, trách nhiệm
Nét đẹp Người lao động - 24/09/2021 16:18 Phạm Thị Xuân, Công đoàn Khối dân huyện Lộc Hà
Chị Nguyễn Thị Lý Vân, cán bộ Quỹ phát triển Phụ nữ huyện Lộc Hà. |
Trải qua những tháng ngày lận đận
Tôi đã đi qua nhiều nơi khác nhau, bắt gặp những con người với những hoàn cảnh khác nhau nhưng người khiến tôi nghĩ đến nhiều nhất là chị Nguyễn Thị Lý Vân. Một người đã để lại cho bạn bè, đồng nghiệp nhiều ấn tượng và cảm phục về những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Chị Vân sinh năm 1983, làm việc tại Quỹ phát triển Phụ nữ huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chị là một đoàn viên Công đoàn cơ quan Khối Dân huyện Lộc Hà. Năm 2010, chị về nhận công tác tại Quỹ Phát triển Phụ nữ huyện và tham gia vào các hoạt động Công đoàn của Khối.
Tôi quen và biết đến chị Vân vì chúng tôi làm việc chung cơ quan tại Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lộc Hà. Ấn tượng ban đầu của tôi về chị, đó là một người phụ nữ điềm tĩnh, hiền lành, nụ cười luôn hiện hữu trên gương mặt và đặc biệt là sự nhẹ nhàng, duyên dáng trong từng câu nói; chưa bao giờ tôi và mọi người thấy chị nóng giận hay nặng lời với bất kỳ ai.
Chúng tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc với nhau trong các hoạt động, các phong trào của cơ quan, đoàn thể, vì vậy tôi cũng có nhiều cơ hội tìm hiểu về hoàn cảnh cuộc sống cũng như con người của chị. Chị Vân là một người phụ nữ gần gũi, chu đáo và được mọi người yêu mến. Chị luôn chăm chỉ, cần mẫn trong công việc và năng nổ, nhiệt tình đối với hoạt động Công đoàn Khối Dân.
Công việc chuyên môn chính của chị là cán bộ tín dụng Quỹ phát triển Phụ nữ. Chị thường xuyên đi về với dân để tuyên truyền, thẩm định và hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp chị em phụ nữ có cơ hội được vay vốn để phát triển kinh tế, thoát nghèo. Khi nhắc đến chị mọi người luôn dành những câu từ tôn trọng và cảm mến bởi chị Vân có hoàn cảnh khó khăn mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu hết.
Chị Vân tuyên truyền, hướng dẫn cho các thành viên hiểu về nguồn vốn Quỹ phát triển Phụ nữ |
Chị Vân sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn. Bố bị tai nạn mất sớm, tuổi thơ thiếu thốn, cơ hàn; là chị cả của 2 em nhỏ, chị Vân phải giúp mẹ chăm lo cho gia đình; khó khăn ấy đã thôi thúc chị phải cố gắng học tập thật tốt để lo cho tương lai và cuộc sống sau này.
Năm 2003 chị lập gia đình. Những năm đầu của cuộc sống hôn nhân là khoảng thời gian khó khăn nhất mà chị từng đối mặt. Lúc đó 2 vợ chồng chị sống trong một ngôi nhà tạm bợ tại xã Thạch Hạ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, trách nhiệm và gánh nặng lại khiến hoàn cảnh của gia đình chị trở nên khó khăn hơn. Dù nuôi con nhỏ nhưng chị Vân vẫn gánh vác chu toàn việc chăm sóc ông bà nội già yếu và mẹ đẻ thường xuyên ốm đau.
Làm anh đầu chị cả trong nhà, vợ chồng chị còn phải chăm lo cho các em học hành, công ăn việc làm và nuôi thêm 2 con nhỏ của em chồng đi làm ăn xa gửi gắm. Cuộc sống của chị trôi qua với nhiều lo toan nhưng nó chỉ khiến chị trở nên mạnh mẽ hơn để vượt qua.
Ngày đi làm ở cơ quan, tối lo lắng cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con, cháu. Chị biết rằng chỉ có con đường học tập, rèn luyện mới khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế nên lúc nào chị Vân cũng kèm cặp con trai học hành chăm chỉ. Chị luôn đau đáu một điều rằng, phải thật sự cố gắng và mạnh mẽ để con mình có cuộc sống tươi đẹp hơn.
Bản thân sức khỏe của chị cũng không được tốt. Nhiều năm qua chị cũng chạy chữa khắp nơi nhưng chưa thể sinh đứa con thứ hai. Công việc của chồng chị cũng không ổn định, nhiều lần làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất.
Chị đã từng nghĩ sẽ nghỉ việc để tìm việc làm khác nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Thế nhưng với tình cảm yêu thương của đồng nghiệp, của cơ quan Hội LHPN huyện Lộc Hà và sự động viên, quan tâm, chia sẻ của Công đoàn Khối, chị đã lạc quan, gắn bó với cơ quan như ngôi nhà thứ hai của mình.
Chị Vân chăm lo cho con, cháu học tập vào buổi tối. |
Vòng tay công đoàn chở che, đùm bọc
Dù cuộc sống gia đình đang còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định nhưng vợ chồng chị xác định phải an cư rồi mới lạc nghiệp. Năm 2004, vợ chồng chị đã quyết định vay mượn mua một mảnh đất trong xóm, dựng căn nhà tạm để có chỗ ở ổn định, yên tâm công tác. Năm 2016, với sự động viên của anh em, bạn bè đồng nghiệp và nhất là của BCH Khối Dân, chị đã bàn với chồng vay mượn thêm để làm căn nhà 70 m2 đủ cho sinh hoạt của gia đình.
Xét hoàn cảnh khó khăn của chị, BCH Công đoàn đã đề xuất cho Ban Vận động Quỹ Mái ấm Công đoàn huyện xem xét và được Quỹ hỗ trợ 20 triệu đồng. Thời điểm đó, số tiền 20 triệu đồng đối với chị là cả một gia tài. Khi được nhận hỗ trợ của Quỹ Mái ấm Công đoàn, lần đầu tiên tôi thấy chị vui vẻ đến như vậy. Cầm số tiền 20 triệu đồng trên tay chị cùng chồng vun vén nốt số tiền đã tích góp được để hoàn thiện xong ngôi nhà mới hiện tại.
Chị kể lại rằng lúc đấy xúc động đến nỗi chẳng biết nói gì ngoài từ cảm ơn. Không những được hỗ trợ tiền làm nhà mà hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, chị lại được công đoàn để xuất hỗ trợ.
Đặc biệt có năm cả hai mẹ con chị phải điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế dài ngày, khó khăn chồng chất, BCH công đoàn đã vận động cán bộ, đoàn viên trong cơ quan hỗ trợ về công việc, kinh phí để chị yên tâm điều trị và đề xuất Quỹ Mái ấm Công đoàn hỗ trợ đột xuất đối với hoàn cảnh của chị.
Số tiền hỗ trợ dù chưa phải nhiều nhưng đó là nguồn động viên, an ủi, thể hiện sự yêu thương, đùm bọc của mọi người dành cho chị, giúp chị yên tâm vượt qua khó khăn. Chị Vân tự hào nói rằng được lao động, cống hiến và sống trong vòng tay của công đoàn là một điều may mắn, ý nghĩa trong cuộc đời mình.
Chị Vân (ở giữa) được Quỹ Mái ấm Công đoàn hỗ trợ 20 triệu đồng. |
Công đoàn đã mang đến cho chị cơ hội mà không phải trong đời ai cũng có thể có được. Tôi nghĩ rằng chị hoàn toàn xứng đáng với những gì đã làm cho cơ quan. Đến bây giờ sau bao năm đã trôi qua chị vẫn nhắc về sự đùm bọc của công đoàn với tất cả sự trân trọng và biết ơn.
Hoàn cảnh tạo nên tính cách con người, nhận biết được cuộc sống đầy khó khăn, vất vả nên chị luôn luôn nhắc nhở bản thân phải thật sự kiên cường, nếu là việc nhà thì phải thật sự chu toàn, còn việc ở cơ quan phải thật sự nghiêm túc.
Công tác ngần ấy năm tôi không thấy chị than phiền về khối lượng công việc mà mình đang đảm nhận. Chị luôn vui vẻ, thấu hiểu, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn của chị em phụ nữ trong địa phương. Chị luôn hỗ trợ nhiệt tình, cố gắng bằng tất cả tình yêu thương và sự cảm thông để trao cho họ những cơ hội để vượt lên số phận.
Với tinh thần lạc quan và không ngừng cố gắng từng ngày, chị Vân đã giành được rất nhiều ghi nhận từ cơ quan. Nhiều năm liền chị được Công đoàn Khối biểu dương khen thưởng về hoạt động công đoàn. Năm 2013 và 2020 được Quỹ phát triển Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào của Quỹ.
Ngoài ra, chị cũng được nhận nhiều giấy khen và được biểu dương về hoạt động Đoàn Thanh niên, hoạt động phong trào của Khối cũng như của Hội LHPN huyện. Những thành tích đạt được không phải ngày một ngày hai, đó là cả một quá trình mà chị đã cố gắng gấp ba lần người khác.
Qua câu chuyện của chị Vân tôi thầm quý trọng hơn những người cán bộ Công đoàn với lối sống nghĩa tình, trách nhiệm. Điều đó khiến bản thân tôi yêu nghề, tự hào hơn về tổ chức mà mình đang cống hiến và theo đuổi. Công đoàn như một "luồng gió mới" thổi vào chúng tôi với tất cả những niềm nhiệt huyết, đam mê của tuổi trẻ, giúp chúng tôi cống hiến với tất cả sự quý trọng và cố gắng không ngừng nghỉ.
Không những chị Vân mà bản thân tôi cũng cảm nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng mà Công đoàn đã mang lại. Như Bác Hồ đã từng nói: “Gốc có vững thì cây mới bền”. Công đoàn có vững mạnh, đoàn kết thì cán bộ, nhân viên mới có động lực và quyết tâm để xây dựng tổ chức vững mạnh và phát triển.
Những ngày khó quên của y, bác sĩ Nghệ An chi viện cho TP. HCM 65 ngày chi viện, hỗ trợ TP. HCM phòng chống dịch bệnh, 60 y, bác sĩ Nghệ An đã trở về với nhiều cảm xúc ... |
Hôm nay Công ty CP Ô tô 1-5 trả thêm 160 triệu nhưng vẫn còn nợ lương người lao động Sau phản ánh của Cuộc sống an toàn, ngày 23/9, Công ty CP Ô tô 1-5 đã thanh toán trên 160 triệu tiền lương cho ... |
Thủ tướng giao Bộ Y tế nghiên cứu 6 ý kiến của các nhà khoa học về chống dịch Covid-19 Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu 6 nhóm ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…