|
(PTN) là một bộ phận không thể thiếu của khoa học, công nghệ (KHCN), có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (có thể thấy rõ điều này đối với công tác nghiên cứu, chế tạo vắc xin ngừa Covid-19 hiện nay). Tuy nhiên, PTN luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động (NLĐ). Đáng chú ý là các yếu tố tâm sinh lý lao động (TSLLĐ) có thể gây tác động nhiều đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của những người làm việc tại PTN. |
TSLLĐ và các yếu tố ảnh hưởng Tâm lý lao động (TLLĐ) nghiên cứu các yêu cầu của công việc về khía cạnh tâm lý (căng thẳng thần kinh - tâm lý, thần kinh - giác quan…), tinh thần và các đáp ứng của NLĐ. Trong khi đó, sinh lý lao động (SLLĐ) nghiên cứu những phản ứng sinh lý (hệ tim mạch, hệ hô hấp…) đối với các yếu tố trong lao động (lao động nặng nhọc, stress nhiệt...). SLLĐ góp phần đánh giá lao động (gánh nặng thể lực) một cách khách quan, là cơ sở để cải thiện điều kiện lao động, mang lại năng suất, hiệu quả lao động. SLLĐ có liên quan mật thiết với TLLĐ và gắn bó, bổ sung cho nhau. Một NLĐ chỉ có trạng thái tâm lý tốt khi có trạng thái tốt về SLLĐ và ngược lại. Môi trường lao động (MTLĐ) và TSLLĐ là các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động của NLĐ. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến TSLLĐ. Ở đây, tác giả đã thực hiện khảo sát 32 nhân viên làm việc tại 3 PTN trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thông qua phiếu khảo sát gồm 35 câu hỏi. Câu trả lời là những lựa chọn theo 5 mức độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý (sử dụng thang đo likert 5 cấp độ), kết quả cụ thể như sau: |
Thời gian làm việc, nghỉ ngơi: Trong 32 nhân viên thì có 19 nhân viên (chiếm 59,3%) cho rằng có ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý. Hiện nay, tại các PTN vẫn còn nhiều trường hợp nhân viên phải làm việc liên tục hơn 8 tiếng/ngày không nghỉ hoặc nghỉ ngơi không hợp lý. Nhân viên làm việc liên tục nhiều giờ, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến sự căng thẳng về thần kinh, thể chất, suy giảm thể lực do năng lượng bị cạn dần gây đau mỏi cơ, thậm chí co cứng cơ và mất khả năng hoạt động. Thời gian nghỉ ngơi không hợp lý tác động đến quá trình tái tạo tinh thần và sức khỏe gây mệt mỏi cơ thể, tinh thần không được minh mẫn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, về lâu dài có thể phát sinh nhiều bệnh nghiêm trọng. Nhân viên làm việc liên tục nhiều giờ, không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến sự căng thẳng về thần kinh, thể chất, suy giảm thể lực. Ảnh: sites.google.com Phân công lao động: 19/32 nhân viên khảo sát (chiếm 59,3%) cho rằng công việc ở PTN lặp đi lặp lại hàng ngày ảnh hưởng nhiều nhất đến tâm sinh lý NLĐ. Quá trình làm việc của nhân viên phân tích tại PTN bắt đầu từ nhận mẫu, phân tích tại PTN và kết thúc bằng việc xử lý số liệu; còn các nhân viên lấy mẫu, quan trắc hiện trường thì tiến hành quan trắc, lấy mẫu và đo đạc hiện trường và giao nộp mẫu, kết quả quan trắc hiện trường về cho phòng nhận mẫu/văn phòng. Công việc của họ cứ thế lặp đi lặp lại hàng ngày, dễ xuất hiện sự nhàm chán, đơn điệu trong công việc. Do đó, nhân viên dễ rơi vào trạng thái chán nản, không có hứng thú làm việc, hay cảm thấy thời gian dài và mong muốn kết thúc nhanh thời gian làm việc. Tư thế làm việc: Nhân viên tại các PTN thường làm việc ở các tư thế không được thoải hoặc thường ngồi/đứng làm việc lâu, phải khuân vác các vật nặng. Khi làm việc đứng lâu quá sẽ gây mỏi lưng, bệnh xương khớp, giãn tĩnh mạch, đau nhức; ngồi lâu quá sẽ hay gặp hiện tượng đau mỏi cổ, vai, lưng và gây cản trở đến sự lưu thông huyết, làm ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày, ruột và gây táo bón, đau bụng, tiêu hoá kém; khuân vác nặng gây biến dạng khớp xương đầu gối, và gây đau cột sống, đau thắt lưng, tức ngực. Tư thế làm việc bất tiện, không phù hợp sẽ ; hoặc tốn thời gian để hoàn thành công việc dẫn đến mệt mỏi thần kinh và thể chất. Khi làm việc đứng lâu quá sẽ gây mỏi lưng, bệnh xương khớp, giãn tĩnh mạch, đau nhức. Ảnh: cvct3.edu.vn Khi được khảo sát, hầu hết nhân viên đều cho rằng tư thế làm việc không thoải mái, ngồi/đứng làm việc lâu và khuân vác các vật nặng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến TSLLĐ. Trong đó, yếu tố tư thế làm việc không thoải mái được nhân viên lựa chọn ảnh hưởng nhiều nhất và có đến 23 nhân viên (chiếm 71,9%) đồng ý. Tổ chức nơi làm việc: Đây là một trong những yếu tố giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả, đạt năng suất cao. Đa số nhân viên khảo sát cho rằng PTN không trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị để thực hiện công việc; không có phân chia từng khu vực thí nghiệm và máy móc thiết bị không được bố trí sắp xếp khoa học, ngăn nắp có ảnh hưởng đến TSLLĐ. Trong đó, yếu tố không trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị khi làm việc là yếu tố được các nhân viên lựa chọn ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 yếu tố và có đến 21 nhân viên đồng ý (chiếm 71,9%). Máy móc thiết bị không được bố trí sắp xếp khoa học, ngăn nắp cũng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của NLĐ. Ảnh: benhvienquoctedna.vn MTLĐ: Đa số nhân viên tham gia khảo sát cho rằng MTLĐ tại các PTN có ảnh hưởng nhiều đến TSLLĐ, nhất là do tiếng ồn, bụi, hơi khí độc và các hóa chất độc hại. Trong đó, yếu tố khu vực làm việc phát sinh tiếng ồn được các nhân viên lựa chọn ảnh hưởng nhiều nhất với đến 22 nhân viên đồng ý (chiếm 68,7%). Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài dễ gây giảm thính lực, điếc nghề nghiệp. NLĐ làm việc trong môi trường có nồng độ bụi, hơi khí độc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, dễ gây cảm giác khó chịu và xuất hiện các bệnh về đường hô hấp. Làm việc với hóa chất dù là trực tiếp hay gián tiếp nếu không cẩn thận có thể gây bỏng da, bỏng mắt, nhiễm độc mạn tính dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm và thoái hóa da, thậm chí có trường hợp gây ung thư. Áp lực công việc: Đa số nhân viên khảo sát cho rằng công việc yêu cầu độ chính xác cao là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến TSLLĐ trong nhiều yếu tố được đưa ra và có 22 nhân viên (chiếm 68,7%) đồng ý. Đối với các kỹ thuật viên, thao tác lấy mẫu và thử nghiệm mẫu luôn đòi hỏi phải chuẩn xác nhằm đảm bảo kết quả thí nghiệm, do đó NLĐ dễ bị áp lực (từ bên ngoài hoặc tự bản thân). Khối lượng công việc thường xuyên quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như stress, hệ thần kinh, tim mạch, hệ tiêu hóa,.. Khối lượng công việc thường xuyên quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như stress, hệ thần kinh, tim mạch, hệ tiêu hóa. Ảnh: benhvienquoctedna.vn |
Giải pháp hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến tSLLĐ Cải thiện tư thế làm việc: Thông qua việc trang bị bổ sung xe đẩy để vận chuyển thiết bị, dụng cụ nặng nhằm hạn chế việc gắng sức để khuân vác; khuyến cáo mang vác vật nặng đúng tư thế. Thay thế các ghế cố định, thô sơ bằng các ghế có tựa lưng, có thể điều chỉnh được độ cao kết hợp thời gian nghỉ giữa giờ, tập thể dục giãn cơ đối với các công việc cần đứng hoặc ngồi nhiều hơn 1 giờ. Tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý: Phân công công việc phù hợp với kiến thức và kỹ năng của NLĐ; bố trí nơi làm việc gọn gàng, thuận tiện, đầy đủ ánh sáng, phân chia từng khu vực thí nghiệm; sắp xếp các loại máy móc, thiết bị một cách hợp lý, khoa học; có danh mục theo dõi hóa chất, máy móc thiết bị trong PTN; hóa chất phải được bảo quản và dán nhãn theo đúng quy định; nhân viên sau giờ làm phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng các thiết bị, dụng cụ đảm bảo dễ tìm, sử dụng. Hóa chất trong phòng thí nghiệm phải được bảo quản và dán nhãn theo đúng quy định. Ảnh: bp.blogspot.com Tăng cường các giải pháp về điều kiện, MTLĐ: Thực hiện che chắn, bao bọc các máy phát ra tiếng ồn, trang bị bịt tai, nút chống ồn cho nhân viên. Thường xuyên bảo trì, kiểm tra các máy móc, thiết bị phát ra tiếng ồn; định kỳ bảo dưỡng các thiết bị. Sử dụng khẩu trang, mặt nạ ngăn bụi, mặt nạ phòng độc, lọc bụi, quần áo, mũ, kính... khi làm việc trong môi trường có bụi, hơi khí độc. Tổ chức tập huấn cho nhân viên về tác hại của bụi, hơi khí độc và biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe. Phối hợp chặt chẽ giữa NLĐ, NSDLĐ và tổ chức Công đoàn để chia sẻ, động viên, hạn chế các áp lực cho NLĐ. Lãnh đạo PTN nên gặp gỡ nhân viên để trao đổi về những khó khăn trong công việc; tuyên truyền, tập huấn các kiến thức liên quan đến stress trong công việc; khuyến khích nhân viên có chế độ sống lành mạnh. Các nhân viên nên giao tiếp, chia sẻ, sắp xếp lại công việc một cách hợp lý khoa học. Tổ chức Công đoàn cần tổ chức các hoạt động, các buổi gặp gỡ để chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức; đóng góp ý kiến về môi trường làm việc, thời gian làm việc, nghỉ ngơi của NLĐ; xây dựng chế độ chính sách cho NLĐ… Tài liệu tham khảo:
Chú thích: 1. Khoa Môi trường và Bảo hộ lao động, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. 2. Trung tâm Quan trắc môi trường, Trường Đại học Tôn Đức Thắng |
Bài viết: TS. Nguyễn Thúy Lan Chi- Nguyễn Thị Trúc Thảo
|