Các công nhân nhiễm độc thiếc được đưa đi giám định sức khỏe |
Sáng 8/12, Công an tỉnh Hải Dương đã tổ chức đưa 10 công nhân từng bị tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam đi giám định sức khỏe tại Viện Pháp y Quốc gia, Bộ Y tế. |
Các nạn nhân vụ nhiễm độc thiếc tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam chờ kiểm tra sức khỏe tại Viện Pháp y Quốc gia |
Theo ghi nhận của PV, nhóm công nhân được xe ô tô của Công an tỉnh Hải Dương chở lên Viện Pháp y Quốc gia (41 Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) vào khoảng 9h sáng. Đi cùng với họ có một số người thân và 1 cán bộ công an tỉnh – phụ trách các thủ tục đăng ký giám định. Thông tin từ cán bộ công an cho hay, việc khám tổng quát cho từng người dựa trên hồ sơ bệnh án sẽ được tiến hành vào buổi sáng. Buổi chiều, các công nhân sẽ được khám chuyên sâu, trong đó có chụp điện não đồ... Việc giám định sức khỏe này phục vụ cho công tác điều tra. |
Anh Vũ Đăng Khoa (Thanh Miện, Hải Dương) - công nhân nhiễm độc thiếc, điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từ 21/7 đến 18/8/2020 |
Anh Nguyễn Đình Huyến, từng làm việc tại cho biết, từ chiều hôm 7/12, qua điện thoại, anh nhận được thông báo về việc đi giám định sức khỏe của Công an tỉnh Hải Dương. “Sau thời gian điều trị, gần đây tôi cũng xin đi làm, nhưng được khoảng 2 hôm thì cơ thể đau nhức, trí nhớ cũng suy giảm. Thời gian từ lúc bị nhiễm độc thiếc tới giờ cũng đã lâu rồi, việc điều trị tốn kém, trong khi gia đình lại khó khăn... Anh em chúng tôi mong muốn các ban ngành đoàn thể giúp đỡ yêu cầu công ty có hỗ trợ, bồi thường”, anh Huyến nói. Còn anh Vũ Đăng Khoa chia sẻ: “Từ ngày tôi bị nhiễm độc thiếc tới giờ vẫn chưa đi làm được. Đầu óc hiện tại vẫn quay cuồng, thường bị đau đầu. Sức khỏe cũng giảm sút nhiều. Trước kia tôi có thể bốc vác được 50kg, nhưng bây giờ không bê nổi vật nặng 20kg, chân tay run rẩy. Hiện tại cơ quan chức năng vẫn đang giải quyết. Hôm nay phía công an tỉnh cho chúng tôi đi giám định sức khỏe”. |
Anh Vũ Đình Trượng làm việc tại Công ty Quảng Phong trong thời gian 2 tháng, sau đó phải nhập viện vì nhiễm độc thiếc |
Việc khám tổng quát diễn ra trong buổi sáng 8/12 tại Viện Pháp y Quốc gia. Chiều cùng ngày, các công nhân được chuyển tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để các bác sỹ khám chuyên sâu. |
Các công nhân mong muốn nhận được chế độ hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng với những tổn hại về sức khỏe |
Trước đó, vào ngày 10/11, tập thể công nhân gồm 10 người từng làm việc tại Công ty TNHH Quảng Phong Việt Nam đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đề nghị giúp đỡ, giải quyết vấn đề bồi thường sau quá trình điều trị do nhiễm độc thiếc tại công ty. Các công nhân được xác định , nồng độ thiếc trong máu và nước tiểu cao gấp hàng chục lần ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến não bộ, phải trải qua quá trình điều trị hàng tháng trời với chi phí tốn kém. Điều đáng nói, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của họ vẫn bị ảnh hưởng, với các triệu chứng đau đầu, khó thở, giảm trí nhớ..., không đủ khả năng lao động và định kỳ hàng tháng vẫn phải đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai. |
Chị Nguyễn Thị Bẩy vẫn chưa hồi phục sau nhiều tháng điều trị, theo dõi do nhiễm độc thiếc |
Theo Luật sư Vũ Ngọc Hà – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai: “Trách nhiệm của công ty đối với trường hợp người lao động bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp được quy định trong Điều 38, Luật An toàn vệ sinh lao động. Thứ nhất, công ty phải có trách nhiệm trả toàn bộ tiền lương trong thời gian điều trị. Thứ hai, trả toàn bộ tiền thuốc men, viện phí và chi phí y tế. Thứ ba, giới thiệu người lao động đi giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để làm cơ sở cho việc chi trả chế độ. Trong trường hợp có kết quả giám định, công ty phải chi trả cho người lao động thêm 1 khoản bồi thường hoặc hỗ trợ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tùy theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động. Sau khi công ty chi trả xong thì chuyển toàn bộ hồ sơ qua Bảo hiểm xã hội để cơ quan này căn cứ vào đó trợ cấp cho người lao động một lần hoặc hàng tháng”. Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc! |
Ý YÊN |