Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
14/02/2021 16:20
Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

14/02/2021 16:20

Ngày 31/12/2019, Trung Quốc lần đầu báo cáo những ca nhiễm virus corona chủng mới cho Tổ chức Y tế thế giới. Nhóm virus corona trước đó gây ra nhiều bệnh, từ cúm thông thường cho đến viêm hô hấp cấp tính nặng (SARS). Đến nay, kể từ khi virus gây dịch bệnh Covid-19 chính thức có tên gọi SARS-CoV-2, virus này liên tục đột biến và tạo ra những biến thể mới. Tại Việt Nam, đã ghi nhận bốn biến thể bao gồm: đột biến thể G, biến thể từ Anh, Nam Phi và Rwanda (châu Phi).
Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam:

Nguy hiểm thế nào?

Ngày 31/12/2019, Trung Quốc lần đầu báo cáo những ca nhiễm chủng mới cho Tổ chức Y tế Thế giới. Nhóm virus corona trước đó gây ra nhiều bệnh, từ cúm thông thường cho đến viêm hô hấp cấp tính nặng (SARS). Đến nay, kể từ khi virus gây dịch bệnh Covid-19 chính thức có tên gọi SARS-CoV-2, virus này liên tục đột biến và tạo ra những biến thể mới. Tại Việt Nam, đã ghi nhận bốn biến thể bao gồm: đột biến thể G, , Nam Phi và Rwanda (châu Phi).

THỜI GIAN XUẤT HIỆN

Đột biến thể G

Đột biến thể G, được ghi nhận ở Việt Nam vào tháng 07/2020. Qua kết quả phân tích nguồn gene của virus từ các bệnh nhân ở Đà Nẵng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, đây là chủng virus mới xuất hiện ở Việt Nam.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhận định virus được phát hiện tại Đà Nẵng vào tháng 07/2020 tương tự chủng virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 lây lan ở các quốc gia khác, là chủng D614G.

Chủng này đã xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm 2020, sau đó trở thành chủng virus phổ biến nhất thế giới. Các phân tích chỉ ra rằng, chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm SARS-CoV-2 được xác nhận trên toàn thế giới, chiếm gần 100% tại châu Âu.

Biến thể này được cho là không mới, thường được gọi là thể G, xuất hiện lẻ tẻ trong các mẫu bệnh phẩm của người nhiễm SARS-CoV-2 từ khi dịch mới khởi phát ở Vũ Hán cho đến tận tháng 02/2020. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào Mỹ và các nước châu Âu, thể G tăng lên nhanh chóng.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?Phương pháp gộp mẫu xét nghiệm để tìm SARS-CoV-2 trong cộng đồng được Đà Nẵng thực hiện trong đợt dịch lần thứ 2. Ảnh: Khánh Hồng (báo Dân Trí)

Biến thể SARS-CoV-2 từ Anh

Ngày 02/01/2021, Bộ Y tế công bố trường hợp nhiễm biến thể Anh tại Việt Nam là "bệnh nhân 1435". Người phụ nữ 45 tuổi, quê Trà Vinh, nhập cảnh về từ Anh ngày 22/12/2020.

Bệnh nhân cùng lúc nhiễm chủng SARS-CoV-2 biến thể Anh VOC 202012/01 và đột biến D614G vốn là chủng được cho làm lây lan nhanh và phát hiện ở Đà Nẵng vào tháng 07/2020.

Đợt dịch bùng phát cuối tháng 01/2021 đến nay, tại hai tỉnh , Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đã xét nghiệm và giải trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên 16 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân Covid-19 ở 2 ổ dịch cộng đồng đang bùng phát mạnh tại 2 địa phương này. Kết quả, biến thể Anh chủng B.1.1.7 xuất hiện tại Anh vào tháng 12/2020 được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn so với các chủng SARS-CoV-2 trước đây, đã được tìm thấy trên các bệnh nhân ở Hải Dương và Quảng Ninh.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

Khử khuẩn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại khu vực Bệnh viện Dã chiến số 3 (Hải Dương). Ảnh: Vũ Giang (Báo Nhân dân điện tử)

Biến thể SARS-CoV-2 từ Nam Phi

Việt Nam ghi nhận biến thể SARS-CoV-2 từ Nam Phi là chuyên gia nước ngoài. Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả giải trình tự gene các ca Covid-19 khu vực phía Bắc đã phát hiện hai bệnh nhân nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Nam Phi. Cả hai trường hợp này đều là chuyên gia Nam Phi, nhập cảnh vào Việt Nam.

Biến thể mới tại Nam Phi có tên B.1.351, lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Vịnh Nelson Mandela hồi tháng 10/2020. Đến nay, biến chủng này đã ghi nhận tại 30 quốc gia trên thế giới.

Biến thể SARS-CoV-2 từ Rwanda, châu Phi

Chiều 12/02/2021, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP.HCM) đã có kết quả giải mã bộ gene chủng virus SARS-CoV-2 của bệnh nhân 1979 và hai ca bệnh thuộc tổ bốc xếp, Sân bay Tân Sơn Nhất (được Bộ Y tế công bố sáng 08/02/2021).

Kết quả cho thấy, cả ba bộ gene SARS-CoV-2 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng này được phát hiện lần đầu tiên tại Rwanda, châu Phi vào tháng 10/2020. Đây là lần đầu tiên chủng A.23.1 xuất hiện tại Việt Nam cũng như tại Đông Nam Á.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

Triển khai lấy mẫu xét nghiệm giám sát đợt 2 đối với nhân viên làm việc tại Sân bay Tân Sơn Nhất (Ảnh: TTYT quận Bình Thạnh).

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM

Đột biến thể G

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, chủng virus này có gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 ghi nhận ở Vũ Hán. Tuy nhiên, độc lực của virus chủng mới không tăng lên.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân tích, giải mã trình tự gene virus SARS-CoV-2 trên mẫu bệnh phẩm các bệnh nhân mắc mới. Kết quả cho thấy virus SARS-CoV-2 đã biến đổi gen, tăng khả năng bám dính vào cơ thể cũng như khả năng lây nhiễm, làm lây lan nhanh hơn nhưng chưa ghi nhận biến đổi liên quan đến độc lực.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

Phương pháp gộp mẫu xét nghiệm giúp Đà Nẵng phát hiện nhanh ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Ảnh: Khánh Hồng (Báo Dân Trí)

Biến thể từ Anh

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhận định biến chủng mới lây truyền qua không khí, bao gồm qua aerosol và qua giọt hạt nhân. Các giọt bắn khi khô đi sẽ thành giọt hạt nhân bay trong không khí.

Theo phân tích của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đây là biến chủng đang gây nên sự bùng phát mạnh của đại dịch Covid-19 ở Anh cũng như các nước châu Âu. Chủng B.1.1.7 có khả năng lây nhiễm lớn, tải lượng virus tăng gấp 4 lần so với chủng trước đây. Thời gian đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng rất cao và rất ngắn, tỉ lệ lây nhiễm tăng 70% so với chủng cũ.

Trong khi đó, thời gian khởi phát của bệnh cũng rất nhanh. Ở các đợt dịch trước, bệnh nhân phải mất 5 - 7 ngày ủ bệnh nhưng đợt dịch này, chỉ tới ngày thứ 2 đã xuất hiện virus vùng hầu họng, từ đó, khả năng nhân lên của virus và đào thải mầm bệnh rất cao.

Các biến thể mới của SARS-CoV-2 xuất hiện ở Việt Nam: Nguy hiểm thế nào?

Chủng biến thể virus corona ở Anh có khả năng lây nhiễm cao. Ảnh: T.L

Biến thể từ Nam Phi

Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn 20 - 200% so với chủng ban đầu, là chủng có tốc độ lây lan mạnh nhất hiện nay.

Biến thể này có một số điểm tương đồng với biến thể lần đầu tiên được xác định ở Anh và dường như cũng dễ lây lan hơn, nhưng không có bằng chứng cho thấy gây chết người nhiều hơn. Đặc biệt, biến thể mới này làm giảm khả năng bảo vệ của vắc-xin. Thử nghiệm mới nhất cho thấy hiệu quả bảo vệ 2 vắc-xin của Mỹ là Novavax với chủng mới ở Nam Phi chỉ còn 60%, trong khi hiệu quả với các chủng khác là 90%.

Biến thể từ Rwanda, châu Phi

Chủng SARS-CoV-2 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Rwanda, châu Phi vào tháng 10/2020.

Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số ít nước khác trên thế giới bao gồm Mỹ, các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Úc, một số nước ở châu Âu, trong đó có Anh và Đan Mạch. Hiện nay, chưa thấy những dấu hiệu diễn biến bất thường ở các quốc gia này.

Hoàng Linh (T.H)

Vợ chồng công nhân tích lũy mua nhà Vợ chồng công nhân tích lũy mua nhà

Có được một chỗ “chui ra chui vào” chính chủ là mơ ước của rất nhiều công nhân. Với thu nhập không cao, những công ...

Đi chơi Tết và                                                         chúc Tết Đi chơi Tết và chúc Tết

Đi chơi Tết và chúc Tết là nét văn hóa lâu đời làm nên bản sắc ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đó cũng ...

Đón Tết trong khu cách ly ở Hải Dương Đón Tết trong khu cách ly ở Hải Dương

Tiếng láo ráo chuyện trò khiến Long chợt tỉnh giấc. Anh vén chăn nhìn ra phía cửa sổ, ánh nắng đã phủ một màu vàng ...

Xem phiên bản di động