Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
13/02/2021 14:59
Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

13/02/2021 14:59

Người dân ở làng Phò Trạch (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã biến loài cỏ dại, mọc ở vùng đất trũng ngập nước thành hàng trăm ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ thiết thực với cuộc sống và thân thiện môi trường.
Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Độc đáo nghề Đệm bàng

Người dân ở làng Phò Trạch (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã biến loài cỏ dại, mọc ở vùng đất trũng ngập nước thành hàng trăm ngàn sản phẩm thủ công mỹ nghệ thiết thực với cuộc sống và thân thiện môi trường.

Đi xe về hướng Bắc trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km sẽ đến làng nghề đệm bàng Phò Trạch nổi tiếng. Đây là một làng cổ hình thành từ giữa thế kỷ XV. Với địa hình trũng ngập nước nhiều cỏ dại, người dân trong làng đã sáng tạo, biến chúng thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ gia dụng hằng ngày với giá cả phải chăng.

Khi chưa có đồ nhựa thì những sản phẩm của làng như chiếu, giỏ xách, … đã cung ứng cho khắp người dân trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ngày nay, “cuộc chiến” chống rác thải nhựa được xã hội quan tâm, nghề đệm bàng của người dân nơi đây đang đứng trước ngưỡng cửa phát triển mới, tạo thêm việc làm ổn định cho nhiều lao động .

Tạo thu nhập từ loài cỏ dại

Chúng tôi có dịp thăm làng Phò Trạch vào dịp đầu năm Tân Sửu 2021. Khung cảnh làng quê hiện ra yên bình, mát mẻ khiến mỗi người đặt chân đến đây đều có cảm giác khoan khoái. Một điều rất thú vị là người dân ở đây từ già đến trẻ, phụ nữ hay đàn ông trong làng không ai không biết đan đệm.

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Cây cỏ bàng được cắt ở ruộng về phơi khô dưới nắng từ 3-5 ngày.

Đang say sưa với công việc, một cụ già trong làng vui vẻ cho biết, quy trình đệm bàng khá công phu, nhiều công đoạn. Cây cỏ bàng được cắt ở ruộng về phơi khô dưới nắng từ 3-5 ngày. Khi được phơi khô đạt độ dai và chắc rồi thì chọn những cây có kích thước giống nhau để thuận tiện cho việc đan.

Sau đó là khâu đập bàng. Bàng được đưa ra cối đạp giã cho sợi dẹp và mềm mới đan được. Khi đan phải so những sợi bàng mềm xếp cạnh nhau cùng một hướng, quay lại theo hướng vuông góc với những sợi đã sắp trước, hoa văn hoặc chữ có thể điểm xuyết để tăng thêm tính thẩm mỹ…

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bàng được đưa ra cối đạp giã cho sợi bàng dẹp và mềm mới đan được.

Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm đệm bàng ở Phò Trạch được người tiêu dùng đón nhận bởi có mẫu mã bắt mắt, phù hợp cho nhiều đối tượng trong gia đình.

Chị Lê Nữ Kiều Vân (sinh sống tại TP.HCM) chia sẻ: "Trong một lần chơi, tôi được bạn đưa về làng Phò Trạch xem đệm bàng, từ đó tôi bị cuốn hút với những công đoạn phức tạp để tạo ra những sản phẩm thủ công rất tinh xảo của người dân nơi đây. Tôi đã mua hộp đựng giấy, túi xách… về làm quà tặng cho người thân, ai cũng thích. Nhiều người bạn của tôi còn mua các loại khác như: khay, mũ, chiếu, móc chìa khóa, thảm trang trí”.

“Một làng nghề truyền thống tuyệt vời, con người thân thiện, hiền lành, mảnh đất yên bình êm ả không bon chen. Tôi yêu làng Phò Trạch!”, chị Hạnh (một du khách khi đến thăm làng Phò Trạch), nói.

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Người dân ở làng Phò Trạch đã biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ thiết thực, đẹp mắt, được người tiêu dùng yêu thích. Ảnh: Tài khoản Facebook Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế.

phát triển thương hiệu, nâng tầm sản phẩm truyền thống

Theo ông Trịnh Đức Hiệp, Phó phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Phong Điền, cho biết: Là một trong những làng nghề lâu đời thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, vào những năm 80, sản phẩm đệm bàng của làng Phò Trạch đã được ngành ngoại thương thu mua để xuất khẩu với số lượng lớn.

Năm 2019, UBND huyện Phong Điền đã phê duyệt Đề án khôi phục và phát triển Làng nghề truyền thống đệm bàng Phò Trạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể đề án tập trung vào quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, chăm sóc bàng lưu gốc với tổng diện tích hiện nay là 9 ha, đến năm 2030 là 43,4 ha nhằm tạo công ăn việc làm cho hơn 900 lao động.

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Phong Điền phát triển vùng nguyên liệu, chăm sóc bàng lưu gốc.

Cũng theo ông Trịnh Đức Hiệp, sản phẩm đệm bàng có ưu thế là sự thuận tiện, giá thành phải chăng; đa dạng và đẹp mắt. Đặc biệt là thân thiện với môi trường, đây là xu thế của thế giới hiện nay. Ngoài ra, Đệm bàng của làng Phò Trạch còn rất phù hợp cho phát triển du lịch của tỉnh như túi xách, mũ…; cảnh quan thích hợp cho du lịch trải nghiệm.

Tuy nhiên, hoạt động của làng nghề hiện đang gặp nhiều khó khăn do vùng nguyên liệu ngày càng thu hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, những điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp.

Nghệ đệm bàng đòi hỏi sự công phu, cẩn thận và nhiều kỹ thuật phức tạp.

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Để phát triển nhãn hiệu “Đệm bàng Phò Trạch”, theo TS. Hồ Thắng-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, địa phương cần thống kê chi tiết các hộ làm nghề đệm bàng trên địa bàn, thống kê số nghệ nhân, số hộ làm nghề để có một bức tranh tổng thể về đệm bàng. Xây dựng website từ những dữ liệu đã thu thập để quảng bá, đầu tư cho mẫu mã, thiết kế logo ấn tượng tạo sức hút cho sản phẩm. Xây dựng các mô hình phục vụ cho du lịch. Đề xuất hình thành các tour du lịch trải nghiệm gắn với các mô hình từ hộ dân đến hợp tác xã.

Được biết, vừa qua UBND huyện Phong Điền, UBND xã Phong Bình phối hợp với Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt ra mắt cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng Phò Trạch tại thôn Tả Hữu Tự, làng Phò Trạch.

Theo ông Nguyễn Viết Nam, chủ cơ sở sản xuất đệm bàng làng Phò Trạch, cơ sở sản xuất làng nghề đệm bàng ra đời là dấu mốc quan trọng để người dân làng Phò Trạch khôi phục nghề đã có từ hàng trăm năm trước; đồng thời là cơ hội để người dân trong làng phát triển nghề, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trong làng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, cùng với chính quyền địa phương chung sức xây dựng nông thôn mới.

Biến loài cỏ dại mọc ở vùng đất trũng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ

TS. Hồ Thắng-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị, cần đầu tư cho mẫu mã, thiết kế logo ấn tượng tạo sức hút cho sản phẩm Đệm bàng của huyện Phong Điền. Ảnh: skhcn.thuathienhue.gov.vn

Những năm gần đây với sự nỗ lực của Chính quyền địa phương, nghề đan sản phẩm từ cây bàng ở làng Phò Trạch đang phát triển mạnh. Các mặt hàng mỹ nghệ, lưu niệm từ cây bàng được đưa đi triển lãm, quảng bá ở các hội chợ, hội thi, tham dự các kỳ Festival. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có giải pháp khảo sát, hỗ trợ sản xuất để đưa sản phẩm của làng nghề đệm bàng thay thế cho ống hút bằng nhựa, các sản phẩm túi đựng, giỏ xách... thay cho đồ nhựa.

Trước "cuộc chiến" với rác thải nhựa, các sản phẩm thân thiện môi trường của đệm bàng Phò Trạch đang tràn đầy cơ hội vươn lên. Qua đó, người dân nơi đây có thêm động lực để giữ gìn và tiếp tục phát triển truyền thống của cha ông để lại.

Bài viết và Thiết kế: Lê Tuấn

Tài lộc của tuổi Dần năm 2021: Bùng nổ vận may, được quý nhân phù trợ Tài lộc của tuổi Dần năm 2021: Bùng nổ vận may, được quý nhân phù trợ

Người tuổi Dần trong năm 2021 hứa hẹn gặp nhiều may mắn do có quý nhân phù trợ.

“Tết này con không về, bố chờ các con và cháu ngoài tết cùng sum vầy” “Tết này con không về, bố chờ các con và cháu ngoài tết cùng sum vầy”

“Ở Hà Nội - nơi đất khách, các con phải cố gắng ăn uống đầy đủ, chăm lo cho các cháu được tốt. Cô gắng ...

Đêm giao thừa của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhân dân trong khu cách ly Đêm giao thừa của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhân dân trong khu cách ly

Đêm 30 Tết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cùng đoàn công tác của ...

Xem phiên bản di động