Biến chứng cúm mùa có nguy hiểm?
Đời sống - 21/12/2019 12:15 Hoàng Ngân (T.H)
Cúm mùa được chia làm 3 loại gồm cúm A, cúm B và cúm C:
- Cúm A là loại nguy hiểm nhất với nhiều chủng gây bệnh như A(H5N1), A(H3N2), A(H1N1) v.v
- Cúm C gần giống với cảm lạnh thông thường.
- Cúm B chỉ có một chủng loại duy nhất lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc.
Biến chứng khi bị cảm cúm
Bệnh cúm mùa không điều trị hoặc điều trị quá muộn khiến bệnh chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng trẻ em, người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Những biến chứng này có thể là do virus cúm tự gây ra hoặc do nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Bệnh nhân bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể phải nhập viện, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, nhiễm cúm cũng có thể làm cho tình trạng các bệnh mãn tính có sẵn trước đây trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nếu bạn bị hen suyễn, bạn sẽ trải qua các cơn hen nặng hơn trong khi đang bị cảm cúm. Những đối tượng có nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến cúm bao gồm:
- Người già từ 65 tuổi trở lên;
- Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, đặc biệt là các bé nhỏ hơn 2 tuổi;
- Phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con cách đây ít hơn 2 tuần;
- Béo phì nặng (BMI từ 40 trở lên);
- Được chăm sóc dài hạn trong nhà dưỡng lão hoặc cơ sở y tế;
- Có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV;
- Mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, tiểu đường hoặc COPD;
- Rối loạn chức năng gan hoặc thận.
Bệnh cúm có thể chuyển thành ác tính
Một số trường hợp bệnh cúm có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ. Nếu có các biểu hiện bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm mùa là hội chứng Reye (gây phù ở gan và não) rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết các triệu chứng khi cúm thường sẽ hết trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở nhóm có yếu tố rủi ro như đã liệt kê ở trên. Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì cần đến bác sĩ khám ngay lập tức:
Ở người lớn
Khó thở hoặc thở gấp;
Đau tức ngực hoặc bụng;
Chóng mặt đột ngột;
Mất ý thức;
Nôn.
Ngoài ra, khi các triệu chứng dường như đã thuyên giảm, nhưng sau đó lại tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khó thở hoặc thở gấp;
Cơ thể mất nước;
Không ăn được;
Mê man;
Không có phản ứng hoặc không muốn được ôm ấp;
Da tái xanh;
Sốt đi kèm với phát ban;
Tã lót ít ướt hơn bình thường;
Tương tự như ở người lớn, nếu các triệu chứng của trẻ dường như đã thuyên giảm, nhưng sau đó lại tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đến gặp bác sĩ ngay.
Phòng bệnh cúm mùa
-Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.
-Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng tay áo hoặc dùng khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác, nếu che miệng bằng tay thì cần rửa tay ngay sau khi ho, hắt hơi nhằm tránh lây nhiễm sang vật dụng khác.
-Vệ sinh và mở cửa thoáng nơi ở, lớp học, phòng làm việc, thường xuyên lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn.
-Theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương để được cách ly.
-Tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị mắc bệnh.
-Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng vi rút như tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
-Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
-Tiêm phòng vắc xin cúm mùa (nên tiêm phòng trước mùa cúm một tháng. Vì virus cúm luôn luôn có sự biến đổi, vì vậy, mỗi một lần tiêm chỉ có giá trị phòng cúm trong năm đó).
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đời sống - 02/10/2024 18:38
Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?