Bị tai biến do không kiểm soát tốt bệnh cao huyết áp |
Trước khi xảy ra tai biến nhiều năm, hầu hết mọi người đều đã biết rằng mình bị , hoặc nhận thấy cơ thể có dấu hiệu cao huyết áp nhưng lơ là bỏ qua. |
Gần nhà tôi có một người đàn ông bị tai biến. Nhiều năm nay, cứ chiều chiều, ông ấy tập tễnh đi lại, bước từng bước chậm rãi, khó nhọc trên hè phố. Hiện giờ ông ấy đã có thể lái xe điện 3 bánh bằng 1 tay. Tay còn lại vẫn bị liệt. Mỗi lần lên xe, hoặc đi ra đường, ông ta lại nhờ ai đó gài dùm cánh tay bị liệt của mình vào sau lưng cho khỏi vướng víu. |
Người đàn ông bị tai biến đang được dìu đi trong bệnh viện |
Người đàn ông này cho biết, đi lại được như hôm nay là kết quả nhiều năm kiên trì chữa bệnh . Ông ta đã phải bán luôn căn nhà để chữa trị. Mấy năm trước ông điều trị nội trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM. Bây giờ, cứ hai tuần một lần, ông đến bệnh viện này kiểm tra và cấy chỉ (một phương pháp chữa bệnh Đông y). Ông ta tỏ ra lạc quan, hay pha trò và kể rằng mình may mắn lắm vì những người bị tai biến xuất huyết não nặng đến mức phải mổ như ông hầu hết đã tử vong. Nhưng đôi lúc, ông tỏ ra hối hận: "Bị tai biến một phần cũng do chủ quan, coi thường những đợt huyết áp lên cao, nhức đầu. Sau này các bác sĩ mới phân tích cho tôi biết, bệnh cao huyết áp không được kiểm soát tốt đã gây biến chứng tai biến". |
Bệnh nhân sau tai biến được điều trị phục hồi bằng phương pháp Đông y |
Một người bà con với gia đình tôi tên là Tiến, ở quận 2, TP HCM cũng bị đột quỵ do coi thường bệnh cao huyết áp trong thời gian dài. Vợ ông ấy kể rằng cách đây khá lâu, ông thường than nhức đầu, nhưng cứ nghĩ là không sao. Hơn nữa, ông ấy từng rất khỏe mạnh nên cũng chủ quan không đi khám bệnh, không đo huyết áp. Thế rồi bất ngờ một hôm ông Tiến ngã ra sàn nhà, phải đi cấp cứu. Hơn 3 tháng chữa trị tích cực bằng Tây y, ông mới thoát cơn nguy kịch. Khi qua cơn cấp tính, ông bị mất trí nhớ, được chuyển qua khoa Đông y chữa phục hồi. Nay ông đã nói chuyện được chút ít, đi lần từng bước được và tự tập vận động tại nhà. |
Bệnh nhân bị liệt sau tai biến trong Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM |
Chị Phàn (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) hiện đang phải chăm sóc chồng sau tai biến tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP HCM cho biết: "Chồng tôi vốn đã có bệnh cao huyết áp và đã dùng đều đặn thuốc hạ huyết áp nhiều năm. Trước đây ông ấy đã từng bị tai biến nhẹ, do ngày hôm đó ông quên uống thuốc nên buổi tối khi đang coi tivi thì bất ngờ bị đột quỵ. Sau khoảng 1 tháng chữa trị bằng Tây y, vượt qua giai đoạn cấp tính thì chuyển vô bệnh viện này chữa hồi phục". Các nhà khoa học đã khẳng định, cao huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng mang tính chất sụp đổ cơ thể như: Đột quỵ, tai biến, cơn đau thắt ngực, nhũn não, xuất huyết não, đau tim, vỡ thành mạch máu... Nếu ai đó may mắn vượt qua được giai đoạn cấp tính nghiêm trọng nói trên thì cũng để lại di chứng suốt đời như liệt, mất trí nhớ, mất khả năng ăn, nói... |
Cao huyết áp là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng |
Theo BSCK II Lê Thị Diệu Hồng, Chủ nhiệm khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cần đặc biệt coi trọng một số dấu hiệu cảnh báo cao huyết áp như: Đau đầu thường xuyên và buồn nôn, ói mửa (hai dấu hiệu rất phổ biến của bệnh nhân cao huyết áp); hồi hộp do tim hoạt động bất thường; chóng mặt, hoa mắt, choáng, mất thăng bằng; song thị, nhìn một thành hai, khi bệnh nặng có thể nhìn mờ. Để phòng tránh bệnh cao huyết áp, cần tránh căng thẳng, lo âu, giữ cân nặng vừa phải (không bị béo phì). Ăn ít muối và chất béo bão hòa, giảm calo, tập thể dục đều đặn và uống rượu vừa phải, bổ sung canxi, kali, hạn chế hút thuốc lá... |
Phải kiểm soát và giữ huyết áp đạt các chỉ số ổn định để phòng tránh các biến chứng do cao huyết áp gây ra
|
Khắc Dũng |