Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng

Người lao động - TS. MAI THỊ HƯỜNG - TS. HOÀNG BÍCH HỒNG, Đại học Lao động - Xã hội

Chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của hầu hết các quốc gia đều quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) có nghĩa vụ pháp lý phải nộp các khoản đóng BHXH cho NLĐ, đồng thời khấu trừ các khoản đóng góp của NLĐ dựa trên tiền lương hoặc thu nhập của NLĐ.

Bài viết dưới đây phân tích những nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân của việc trốn đóng BHXH bắt buộc dựa trên tổng quan nghiên cứu ở một số quốc gia và liên hệ với thực trạng tại Việt Nam; từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm hạn chế tính trạng này trong bối cảnh hiện nay.

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng
Ảnh minh họa.

Tổng quan nghiên cứu

Tuân thủ là một trong những của mọi hệ thống và trốn đóng BHXH là vấn đề nghiêm trọng đe dọa tới của nhiều quốc gia. Việc trốn đóng xảy ra khi NLĐ và NSDLĐ không trả hoặc trả thấp hơn các khoản đóng góp BHXH bắt buộc so với quy định (Bailey và Turner, 2001). Cả NSDLĐ và NLĐ đều có cũng như động cơ trốn tránh và các động cơ khuyến khích cho từng nhóm có thể được xem xét riêng biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ trốn đóng thực tế phụ thuộc vào mối tương tác giữa hai bên cũng như sự tương tác của cả hai nhóm người tham gia với cơ quan quản lý và thực thi BHXH của chính phủ (Nyland và cộng sự, 2011).

Theo (Bailey và Turner, 2001) để xảy ra tình trạng trốn đóng góp cần có ba điều kiện:

a). NLĐ đồng thuận với việc không trả tiền đóng góp hoặc miễn cưỡng báo cáo việc không đóng góp cho cơ quan chính phủ hoặc không có khả năng phản hồi.

b). NSDLĐ muốn trốn tránh hoặc đặt mức độ ưu tiên thấp vào việc đóng góp BHXH cho NLĐ liên quan đến việc sử dụng chi phí đóng góp cho các mục đích khác nhau.

c). Cơ quan thực thi của chính phủ chấp nhận việc trốn tránh hoặc không đủ khả năng để ngăn chặn điều đó.

Trên góc độ NLĐ, các lý do trốn đóng góp có thể bao gồm việc NLĐ không sẵn sàng trả tiền hoặc miễn cưỡng báo cáo việc không đóng góp với cơ quan chức năng, dẫn đến khuyến khích NSDLĐ tiếp tục không tuân thủ. Điều này có thể được lý giải do trước mắt lợi ích của NSDLĐ và NLĐ là phù hợp với nhau khi cả hai đều giảm chi phí tức thời của họ bằng cách trốn tránh đóng góp. Do vậy, việc trốn đóng góp nói chung phải liên quan đến sự thông đồng giữa NSDLĐ và NLĐ. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra khi NLĐ không biết hoặc không có khả năng trong việc phản hồi hành vi trốn đóng góp của NSDLĐ. Điều này là do NLĐ hiếm khi có đủ năng lực để yêu cầu Nhà nước sử dụng các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ mình. Tại hầu hết các quốc gia, các chính phủ có xu hướng giám sát chặt chẽ và kỷ luật nghiêm ngặt đối với NSDLĐ.

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng
Tư vấn về thủ tục BHXH cho người lao động tại BHXH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: KHÁNH TRẦN.

Trong khi đó Nyland và cộng sự (2012) đã chỉ ra các đặc điểm của doanh nghiệp liên quan đến hành vi không tuân thủ đóng góp của NSDLĐ bao gồm: i). Các yếu tố rủi ro; ii). Thành phần kỹ năng của lực lượng lao động và iii). Hình thức sở hữu. Nghiên cứu trên ban đầu đã dự đoán rằng quy mô doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ, nhưng không bằng chứng rõ ràng nào xuất hiện. Sự trốn tránh của NSDLĐ cũng có thể là hậu quả của việc chính phủ khoan dung, không sẵn sàng đưa ra các hình phạt hiệu quả hoặc không đủ khả năng để kiềm chế sự tái diễn của nó. Theo đó, những tổ chức và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng trốn đóng BHXH nhiều hơn so với các tổ chức trong Nhà nước hoặc chính phủ.

Chủ đề cuối cùng xuyên suốt phần lớn tài liệu nghiên cứu là năng lực quản lý của cơ quan chức năng (Skocpol, 1990). Trong nhiều trường hợp chính phủ không có đủ nguồn lực và chuyên môn cần thiết để giám sát hiệu quả và truy tố những NSDLĐ không tuân thủ hoặc các yếu tố phi chính thức thường khiến các chiến lược chỉ huy không thể thực hiện được (Nyland và cộng sự, 2011).

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH, tính đến tháng 11/2021, số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN lên tới 27 nghìn tỷ đồng. Nợ đọng BHXH có chiều hướng tăng do tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng đến quyền của NLĐ, đặc biệt là an sinh xã hội. Năm 2020, số tiền chậm đóng BHXH, khó thu là hơn 2.560 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với thống kê trong năm 2016. Tính đến tháng 11/2021, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng gần 7% so với số phải thu (so với cùng kỳ năm 2020, số tiền nợ giảm hơn 7 nghìn tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ so với số phải thu tăng). Thêm vào đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là nhóm có tỷ trọng nợ nhiều nhất với 5.359 tỷ đồng vào năm 2019 đã tăng lên 6.146 tỷ đồng, chiếm 71,06% tổng nợ BHXH do tác động của dịch bệnh.

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng
Đoàn Thanh tra về BHXH, BHTN, BHYT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm việc tại Xí nghiệp Dịch vụ Cảng và Cung ứng vật tư Thiết bị thuộc Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro. Ảnh: QUANG LÊ.

Gợi ý chính sách

Các nguyên nhân được phân tích nói trên cho thấy, việc trốn đóng góp có thể được giảm bớt nhờ những thay đổi về mặt cơ chế chính sách bao gồm:

Cụ thể hóa các quy định xử lý đối tượng trốn đóng BHXH. Theo quy định hiện nay, các doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH có thể bị xử lý hình sự; tuy nhiên, tới thời điểm này vẫn chưa có doanh nghiệp nào bị xử lý do vướng mắc về các cơ chế hướng dẫn và phân loại đối tượng chậm đóng hay trốn đóng cũng như chưa có hướng dẫn về việc xử lý hình sự đối với pháp nhân. Do đó, cần làm rõ trách nhiệm của các cá nhân tổ chức và doanh nghiệp trong việc tham gia đóng góp BHXH như giám đốc, người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp để làm căn cứ xác định chủ thể vi phạm trốn đóng BHXH.

Tuyên truyền nhằm thay đổi thái độ của NSDLĐ, NLĐ và chính phủ đối với việc tuân thủ. Việc tuyên truyền cũng hướng tới các doanh nghiệp có thành tích tốt và tuân thủ đóng góp BHXH để giúp nâng cao uy tín và vị thế của các doanh nghiệp, định hướng khách hàng tiêu dùng tới các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Tăng cường tính công khai và minh bạch trong quản lý quỹ BHXH có thể giúp thay đổi thái độ của các bên tham gia. Khi họ nhận thấy các yếu tố công bằng về quy trình và kết quả được đảm bảo sẽ có động cơ tuân thủ cao hơn theo như gợi ý trong nghiên cứu của Nyland và cộng sự (2012).

Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số và quản lý điện tử trong thu nộp BHXH. Hiện phần mềm VSSID đã được BHXH Việt Nam đưa vào sử dụng; tuy nhiên, nhiều NLĐ vẫn chưa biết cách tiếp cận để theo dõi quá trình đóng góp cũng như phản hồi về quá trình tham gia của mình. Do đó, cần đẩy mạnh việc tập huấn sử dụng và đẩy mạnh tích hợp các tính năng kiểm tra, giám sát cho NLĐ để kịp thời ghi nhận, phản hồi các hành vi không tuân thủ hoặc những sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện BHXH của bản thân NLĐ.

BHXH bắt buộc: Một số gợi ý chính sách để giảm tình trạng trốn đóng
Báo cáo viên tuyên truyền về Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội cho công nhân Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Hòa Phong (TP. Hải Phòng). Ảnh: Mai Hương.

Liên kết và tích hợp các thông tin về thu nộp BHXH cũng như diễn biến thu nhập trên hệ thống điện tử giúp các cơ quan kiểm tra và giám sát có thể dễ dàng phát hiện các sai phạm trong việc đóng không đúng hoặc không đủ BHXH cho NLĐ. Điều này cũng hạn chế được tình trạng doanh nghiệp ký nhiều HĐLĐ với người tham gia để hợp thức hóa với cơ quan thuế và cơ quan BHXH; từ đó góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ theo như mục tiêu chính sách BHXH đã đề ra.

Tài liệu tham khảo

1. Bailey Clive và John Turner (2001), Strategies to reduce contribution evasion in social security financing, Tạp chí World development, Số 29, trang 385-393.

2. Kim Thanh (2022), Chậm, trốn đóng BHXH: NLĐ thiệt thòi, truy cập ngày 5/6/2022, từ liên kết: //vov.vn/xa-hoi/cham-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-nguoi-lao-dong-thiet-thoi-post923389.vov

3. Nyland Chris, S Bruce Thomson và Cherrie J Zhu (2011), Employer attitudes towards social insurance compliance in Shanghai, China, Tạp chí International social security review, Số 64, trang: 73-98.

4. Nyland Chris, Charmine EJ Hartel, Stanley Bruce Thomson và Cherrie Zhu (2012), Shaming and employer social insurance compliance behaviour in Shanghai, Tạp chí Journal of Contemporary Asia, Số 42, trang: 629-650.

Đề xuất giải pháp mở rộng diện bao phủ Bảo hiểm y tế Đề xuất giải pháp mở rộng diện bao phủ Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề xuất nâng từ 30% lên 50% mức hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngân ...

Nợ bảo hiểm xã hội có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương Nợ bảo hiểm xã hội có xu hướng gia tăng tại nhiều địa phương

Hiện nay, tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều khởi sắc, tuy nhiên do ảnh hưởng trước đó của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ...

Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội hơn 5.100 tỷ đồng Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nợ bảo hiểm xã hội hơn 5.100 tỷ đồng

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội vừa cho biết số đơn vị nợ BHXH trên địa bàn vẫn còn cao, số tiền nợ ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Người lao động -

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Video

Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà, hỗ trợ nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Ngày 10/9/2024, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã ban hành Công văn 2316/ATTP-NĐTT gửi Sở Y tế một số tình miền Bắc về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3, trong đó yêu cầu không để các sản phẩm hư hỏng, hết hạn sử dụng đến tay người lao động.

Đọc thêm

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.