Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cách ly 83 y bác sĩ do tiếp xúc với bệnh nhân số 243
Kinh tế - Xã hội - 07/04/2020 05:30 Phương Uyên
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cách ly 83 y, bác sĩ do tiếp xúc với bệnh nhân số 243 |
Theo ông Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ngày 4/4, ông Q.Q.T quê ở Mê Linh (Hà Nội), hiện là bệnh nhân số 243 đã đưa người thân đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám bệnh. Trong phiếu sàng lọc nguy cơ, bệnh nhân không thông báo rõ tiền sử từng đến Bệnh viện Bạch Mai, nên được đi cùng chăm sóc người thân như người thân của các bệnh nhân bình thường.
Tuy nhiên, đến ngày 6/4, bệnh nhân 243 có thông báo xác nhận dương tính với Covid-19 và cơ quan chức năng đã thông báo cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Theo giải thích của bệnh nhân số 243, khi đến bệnh viện Phụ sản Hà Nội ông có điền vào phiếu sàng lọc. Tuy nhiên, tính từ thời điểm đến Bệnh viện Bạch Mai cho đến khi vào Bệnh viện Phụ sản đã quá 14 ngày (từ ngày 12-3) nên ông không tích vào ô "không".
Chính vì nghĩ qua 14 là an toàn nên ngày 5/4, bệnh nhân 243 có quay lại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, do đó số nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân đông hơn.
Chiều ngày 6/4, sau khi đưa toàn bộ 16 người có tiếp xúc (F1) với bệnh nhân 243 và 67 người tiếp xúc với F1 đi cách ly tại cơ sở 2 của bệnh viện, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cho lấy mẫu toàn bộ, kể cả người thân của bệnh nhân 243 hiện vẫn đang nằm viện, để xét nghiệm. Trường hợp âm tính, những người diện F1 vẫn phải cách ly tập trung đủ 14 ngày. F2 sẽ cách ly tại nhà.
Như vậy, trên địa bàn Hà Nội, đến thời điểm này kể cả Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là có 8 cơ sở y tế phải cách ly số lượng lớn nhân viên hoặc phong tỏa khu vực/toàn bộ bệnh viện sau khi phát hiện có bệnh nhân hoặc có tiếp xúc với bệnh nhân.
Trước đó Bệnh viện Hồng Ngọc cũng đã bị phong tỏa sau ca bệnh của bệnh nhân 17, dỡ phong tỏa ngày 20/3. Bệnh viện Xanh Pôn, phong tỏa Khoa Chấn thương chỉnh hình, hiện đã dỡ phong tỏa, còn Bệnh viện Bạch Mai đang bị phong tỏa và trên 170 cán bộ y tế bị cách ly, tính cả số nhân viên đang cách ly tạm thời của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Tình trạng này ít nhiều đã tác động tới tâm lý của đội ngũ y bác sĩ. “Cũng hiểu bản thân làm việc tại bệnh viện tuyến đầu về chống dịch bệnh nếu hỏi có sợ không?. Câu trả lời của chúng tôi sẽ là “có”. Chúng tôi là con người, có trái tim biết yêu thương, biết căm hờn và cũng biết sợ hãi trước cái chết. Cơ thể chúng tôi cũng bằng da bằng thịt nên cũng có nguy cơ tử vong như mọi người. Vụ dịch xảy ra tại TP Vũ Hán của Trung Quốc là minh chứng, đã có biết bao nhiêu bác sĩ đã tử vong. Vậy điều gì vẫn khiến nhân viên y tế chúng tôi hết lòng lao vào điều trị cho bệnh nhân, thậm chí cả người nước ngoài đến nỗi bị nhiễm bệnh thành bệnh nhân. Đó là tình yêu nghề và trách nhiệm với người bệnh”, một bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.
Còn với người dân, mỗi khi nghe tin y bác sĩ bị cách ly hay dương tính Covid-19 thì tinh thần rất hoang mang. “Ai bị dương tính với Covid-19 đều sợ nhưng tôi lo lắng về sự an toàn của các y bác sĩ hơn. Bởi vì, họ là những người “chiến đấu” trên tuyến đầu của trận chiến này. Nếu chẳng may họ có mệnh hệ gì lấy ai điều trị cho bệnh nhân. Lúc đó, mọi chuyện không phải là lo lắng nữa mà nghiêm trọng hơn nhiều. Vì vậy, hãy làm cái gì đó để bảo vệ đội ngũ y, bác sĩ được an toàn trước đại dịch Covid-19”.
Để bảo vệ các y bác sĩ và tránh phát sinh những vụ việc tương tự như ở Bạch Mai, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội… ngày 6/4, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công điện gửi các bệnh viện, sở y tế, cho biết có lây nhiễm từ cộng đồng vào cơ sở khám chữa bệnh. Để bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, tất cả những người có biểu hiện lâm sàng như: Ho, sốt, có tiền sử dịch tễ không rõ ràng đều được lấy mẫu xét nghiệm virus corona chủng mới ngay hoặc cách ly, chuyển đúng tuyến. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cũng yêu cầu các cơ sở y tế triển khai sàng lọc người nghi nhiễm, tất cả người bệnh, người nhà người bệnh phải mang khẩu trang và vệ sinh tay ngay từ khâu tiếp nhận. Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cho nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm và nghi nhiễm.
Trường hợp chưa khai thác được yếu tố nguy cơ, nhân viên y tế phải mặc trang phục phòng hộ khi khám, chữa bệnh.
Bệnh nhân Covid-19 mới được cho là “ủ bệnh 23 ngày” kể từ khi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai - Ban Chỉ đạo ... |
Vậy là Việt Nam đã bước sang tuần thứ 2 trong hai tuần quyết định dịch Covid-19 có bùng phát hay không? Đây cũng là buổi ... |
Tính đến 7h sáng ngày 6/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 208 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,2 triệu người nhiễm virus corona ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:30
Khác với năm 2023, lệ phí trước bạ ô tô năm 2024 được giảm 50% với các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước, nhưng chỉ kéo dài trong ba tháng.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 21:00
Bán xe ô tô cũ thuế giá trị gia tăng bao nhiêu, có được giảm thuế từ nay đến hết năm 2024 không, đối tượng nào phải nộp thuế khi bán xe ô tô cũ? Cùng tìm lời giải đáp trong phần dưới đây.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 18:00
Samsung Việt Nam được ghi nhận cho nỗ lực bồi dưỡng nhân tài công nghệ khi có 2 thí sinh đạt Chứng chỉ Nghề xuất sắc tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 15:33
Bộ Công Thương cho rằng chính sách giảm lệ phí trước bạ xe hybrid sẽ giúp khuyến khích khách hàng Việt Nam chọn mua dòng xe này nhiều hơn.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 12:41
Trong báo cáo mới nhất, SSI Research ước tính sơ bộ dòng vốn từ các quỹ ETF đổ vào thị trường chứng khoán nước ta có thể lên đến 1,7 tỷ USD khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Trong đó, cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được dự báo là một trong những điểm đến của dòng vốn ngoại này.
Kinh tế - Xã hội - 25/09/2024 09:50
Bạn mua một chiếc xe cũ, bạn đặt ra thắc mắc liệu mình có được hưởng quyền lợi đối với hợp đồng bảo hiểm gắn với chiếc xe đó từ chủ cũ hay không?