Bệnh gout và chế độ ăn cho người bị bệnh gout
Đời sống - 28/01/2020 08:30 Ánh Dương (T.H)
Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Bệnh gout là bệnh gì?
Bệnh gout là một bệnh lý khớp viêm do lắng đọng tinh thể urate tại khớp và quanh khớp, bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin làm gia tăng lượng acid uric trong máu. Khi lượng acid trong máu tăng cao, sẽ lắng đọng vào các mô, đặc biệt là các mô ở khớp gây viêm khớp cấp và mạn tính, nếu không điều trị sớm và đúng bệnh có thể gây tàn phế do cấu trúc của khớp bị hư hại. Tuy nhiên, các tinh thể urate không chỉ lắng đọng tại các cấu trúc khớp mà còn lắng đọng ở nhiều mô trong cơ thể, đặc biệt trong hệ thống mạch máu và thận gây ra các biến cố nặng nề khác tại các cơ quan này.
Sự hình thành các tophi gây biến dạng khớp. Ảnh: suckhoedoisong.vn |
Bệnh gút diễn biến như thế nào?
Trước đây, người ta chỉ chú ý đến ảnh hưởng của bệnh trên các khớp với 4 giai đoạn:
Tăng acid uric máu không có triệu chứng tại khớp. Cơn viêm khớp cấp (còn gọi là cơn gout cấp). Các giai đoạn yên lặng xen kẽ giữa các cơn viêm khớp cấp. Viêm khớp gout mạn với sự hình thành các tophi gây biến dạng khớp ở nhiều mức độ khác nhau và các biến chứng trên thận, hệ tim mạch.
Đa số người bệnh thường “tự chữa bệnh” hoặc “chữa bệnh không đúng” trong suốt 3 giai đoạn đầu (kéo dài khoảng 5 - 7 năm, có khi tới trên 10 năm) và chỉ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa khi ở giai đoạn 4, thậm chí ở cuối của giai đoạn 4 với nhiều biến chứng tại khớp, thận, tim, mạch máu (mạch máu ngoại biên, mạch máu não và mạch vành tim), giống như hậu quả của các bệnh lý đái tháo đường hay bệnh lý mạch vành tim mà không được kiểm soát và điều trị đúng, lúc này bệnh sẽ được gọi là “nan y”.
Với các hiểu biết hiện nay, bệnh gout không diễn biến đơn giản như vậy, ngay từ giai đoạn không có triệu chứng tại khớp, các tinh thể urate đã lắng đọng tại các các tổ chức như: sụn khớp, mô mềm, nhu mô thận, mạch máu (mạch thận, mạch não, mạch vành, mạch ngoại biên...), góp phần thúc đẩy các tiến trình của bệnh gout cũng như các bệnh chuyển hóa khác tới các kết cục xấu và việc điều trị đúng, ngay từ đầu sẽ là giải pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh. Chúng ta đã có đủ các giải pháp đó, đây là một tin tốt cho các bệnh nhân gout.
Gần đây, các số liệu từ dịch tễ, thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng còn cho thấy bệnh nhân tăng acid uric máu có tăng nguy cơ tổn thương tim, mạch máu, thận và các tai biến tim mạch. Acid uric máu cần được kiểm soát, đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, bệnh thận mạn và hội chứng chuyển hóa.
Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy điều trị và kiểm soát acid uric máu có thể giảm nguy cơ tim mạch và tiến triển của bệnh thận mạn hay bảo vệ tim và thận vì vậy đã có quan điểm và các chiến lược mới để kiểm soát acid uric máu nhằm giảm nguy cơ tim mạch, thận và khớp.
Chế độ ăn cho người bị bệnh gout:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý: tăng cường rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, các loại nước ngọt đóng chai hay lon, hạn chế các chất đường, bột, chất béo, phủ tạng động vật, đạm từ thịt đỏ (thay bằng đạm từ thịt trắng và cá), tránh những căng thẳng quá mức trong sinh hoạt, lao động và vui chơi giải trí, duy trì chế độ tập vận động đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi của mình, giữ và duy trì cân nặng hợp lý
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà.... |
Chế độ thuốc phù hợp theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, trong đó quan trọng nhất là các thuốc ức chế men xanthine oxidase (XOI) để làm giảm và kiểm soát acid uric máu.
Từ cuối năm 2017, thị trường nước ta đã có thêm một thuốc ức chế men xanthin mới, là dành cho các bệnh nhân không đạt hiệu quả điều trị, không dung nạp, hoặc dị ứng với các thuốc điều trị cũ người có suy giảm chức năng thận... Đặc biệt với người bệnh cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý kết hợp nên tất cả các thuốc đều cần được theo dõi và điều chỉnh liều tối ưu một cách chặt chẽ để đạt được mục tiêu điều trị an toàn nhất.
Rối loạn chuyển hóa purine, tăng acid uric liên quan chặt chẽ với các bệnh lý tim mach, bệnh thận mạn, bệnh chuyển hóa và khớp. Bệnh gout chỉ là bề nổi của tảng băng lớn đó, các bệnh lý này đang gia tăng rất nhanh cũng với sự gia tăng tuổi thọ của con người, làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong, tàn phế và giảm chất lượng sống cho người mắc bệnh, đặc biệt người cao tuổi.
Kiểm soát tốt acid uric máu sẽ giúp kiểm soát bệnh gout và các bệnh liên quan, bảo vệ chức năng thận, bảo vệ hệ tim mạch và bảo vệ khớp, giảm tỷ lệ tàn phế, tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh gout và đến nay bệnh gout vẫn được xếp vào nhóm bệnh có thể chữa được (curable disease).
Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh:
Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.
Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric. |
Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể
Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout. Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.
Dương Văn Linh rất hạnh phúc vì được ở bên gia đình trong ngày đầu năm mới. Linh làm việc tại Công ty ManPower tại ... |
Mới đây, Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng đã đăng thông báo tạm thời đóng cửa không tiếp du khách vì những lo ngại liên ... |
Trong không khí hăng say lao động đầu năm của những ngư dân vươn khơi bám biển, họ cũng có những niềm tin, hi vọng ... |
Mặc dù khuyến cáo về việc sử dụng rượu bia an toàn, đặc biệt trong dịp Tết đã được Bộ Y tế đưa ra nhưng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
Người lao động - 05/09/2024 15:49
Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.
Đời sống - 05/09/2024 09:40
"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.