|
Khi với thời gian kéo dài thì rất dễ bị các bệnh như suy giãn tĩnh mạch, đau gót chân, trong đó có các bệnh về cột sống tuy ít gây chết người (trừ bị chấn thương nặng), nhưng đau dai dẳng, có khi liệt. Bệnh cột sống hầu như không thể chữa lành dứt điểm, không thể chữa nhanh, nhất là bệnh do thoái hóa thì cơ bản chữa trị chỉ là giảm sự thoái hóa. |
Các bệnh thường gặp nhất về cột sống Nếu lao động nặng, đứng nhiều như công nhân dệt may, công nhân da giày thì hay bị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, có khi đau dữ dội, nhưng thường đau âm ỉ, dai dẳng ở thắt lưng lan xuống mặt sau, mặt bên chân. Thoái hóa kéo dài có thể gây tình trạng xương mọc gai, gặp nhiều nhất là ở đốt sống cổ và thắt lưng gây đau đớn do gai chèn ép vào dây thần kinh hoặc dây chằng và lan xuống tay hoặc chân. Y sĩ Đông y Nguyễn Văn Nam hiện thực hành tại Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM cho biết, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nhiều nhất là người lớn tuổi, từng làm việc phải đứng nhiều. Còn nhân viên văn phòng thường bị hội chứng cổ vai gáy. |
Y sĩ Nam kể, có chị công nhân dệt may tên Hương, được xe cấp cứu chở vào bệnh viện trong tình trạng nằm bất động do đau đớn, dù tỉnh táo. Các bác sĩ chẩn đoán chị bị thoái hóa cột sống lâu ngày nhưng không đi chữa, cố chịu đựng. Buổi chiều hôm đó chị bị đau dữ dội, do thiếu hiểu biết nên nhờ bạn cạo gió, do lăn qua trở lại thế nào mà làm tình trạng thoát vị đĩa đệm của chị càng nặng và khó chữa hơn. Y sĩ Nam khuyên, bệnh cột sống hãy chữa khi còn nhẹ, đừng để bệnh quá nặng như thoát vị đĩa đệm, xương mọc gai... rất khó chữa. Công nhân lao động bị tai nạn chấn thương cột sống có thể bị thoát vị đĩa đệm, gãy, vỡ đốt sống hoặc đứt dây sống, việc cứu chữa khẩn cấp là nẹp bất động hoàn toàn bệnh nhân và đưa ngay đến bệnh viện. |
Những tổn thương ở cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, gai xương... chèn ép các đầu dây thân kinh cột sống gây đau từ lưng, lan xuống chân theo dây |
Tập các động tác nằm kéo giãn cột sống rất tốt |
Y sĩ Đông y Chung thị Diễm Thúy khuyên: Để phòng tránh bệnh về cột sống, khi tập thể dục, thể thao chú ý tăng sự dẻo dai của cơ lưng để nâng đỡ cột sống. Tránh ngã, té gây chấn thương, không cố sức nâng vật nặng và nếu phải nâng thì phải đúng tư thế. |
Nâng vật nặng đúng cách. |
Y sĩ Thúy khuyên: Khi ngồi không vắt chéo chân vì làm máu kém lưu thông, không nên ngủ kê gối cao mà nên nằm thẳng lưng, không nên thường dùng giày cao gót vì sẽ hại cột sống, hại gân gót. Nếu làm việc buộc phải đứng nhiều cần tranh thủ ngồi, dựa khi có thể. Các chủ doanh nghiệp nên cho công nhân ngồi làm việc nếu có thể. |
Không nên đi bằng giày cao gót nhiều. Nếu đã có tổn thương - đau cột sống thì không nên chạy nhiều, đứng nhiều mà cố gắng nằm, tập thể dục, thể thao như bơi, thư giãn cột sống, kéo giãn cột sống, xoay hông, ngửa - cúi người, tập yoga... nhẹ nhàng vừa sức. Cố gắng giảm cân nặng cơ thể. Kéo giãn cột sống đúng cách rất tốt. Chữa bệnh cột sống phải kiên trì Các bác sĩ đều khuyên, trước hết phải chẩn đoán đúng bệnh. Ngày nay, y học có nhiều phương tiện dễ dàng biết rõ hầu hết các bệnh cột sống như làm xét nghiệm, chụp X-quang, MRI, đo điện cơ. Theo Y sĩ Chung Thị Diễm Thúy, nếu bệnh cột sống đau cấp tính, chấn thương, gãy, đứt, trật... thì nên dùng Tây y để chữa như phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ và hỗ trợ thêm vitamin. Tuy nhiên, dùng thuốc tây nhiều và kéo dài dễ có tác dụng phụ, biến chứng. Châm cứu là phương pháp Đông y rất có hiệu quả trong hỗ trợ chữa bệnh cột sống. Nếu bệnh đã mãn tính, thoái hóa, dai dẳng... thì nên dùng Đông y để chữa, vừa uống thuốc, vừa kết hợp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, kéo giãn, điện xung, từ trường, siêu âm, sóng ngắn... có kết quả tốt dù chậm nhưng ít tác dụng phụ. Hiện có nhiều quảng cáo hấp dẫn, như kiểu thần y ba đời hứa hẹn chữa dứt điểm bệnh cột sống, hãy cảnh giác, không nên uống thuốc bừa bãi, thuốc không rõ nguồn gốc vì rất nguy hại cho sức khỏe mà nên đến bệnh viện hoặc nơi chữa bệnh có giấy phép của ngành Y tế.
|
Khắc Dũng |