Bắt hiệu trưởng quỳ, bẻ tay cô giáo và nỗi đau ngành Giáo dục
Văn hóa - Xã hội - 04/11/2022 15:42 HÀ PHAN
Những chuyện như học sinh đánh nhau hay người ngoài xông vô náo loạn học đường đã không còn lạ. Giáo viên bạo lực học đường hoặc hành xử với nhau phản cảm cũng chẳng thiếu. Nhưng chuyện cầm dao lao vào trường bắt hiệu trưởng quỳ xin lỗi vì con mình bị bêu tên hay chính đồng nghiệp lại bẻ quặt tay nhau lôi ra trước mắt hàng chục học sinh thì phải xem đây là điều đáng báo động, không nên xuề xòa hay thỏa hiệp.
Những vụ việc phản cảm như thế, hành động không thể chấp nhận như vậy có thể chỉ là cá biệt hay an ủi nhau rằng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng ngày một nhiều thì cần thằng thắn và dũng cảm mổ xẻ để “chữa trị”. Một bản án cho phụ huynh côn đồ hay kỉ luật cho giáo viên coi thường đồng nghiệp chỉ xử được cái ngọn, còn cái gốc, bạo lực học đường hay mất an toàn trong chính nơi cần yên bình nhất vẫn còn đó.
Trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) - nơi xảy ra sự việc đáng tiếc. Ảnh: nld.com.vn |
Thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, TP. HCM cho rằng vấn đề an toàn trường học phải nhìn nhận tận sâu vào gốc rễ của nó chứ không chỉ là "bảo vệ bờ rào hay cổng trường". Ông nói: "Tôi nghĩ một trường học an toàn là ở đó có đội ngũ quản lý và giáo viên thấu hiểu phụ huynh và các vấn đề phải được giải quyết dứt điểm. Và người quản lý cần có kỹ năng giải quyết các tình huống có thể xảy ra để hướng dẫn giáo viên. Như vậy mới tránh được các trường hợp đáng tiếc mà chỉ cần một vài phút đã có thể dẫn đến bạo lực".
Đó là tầm “cơ sở” nhìn ra vấn nạn nên sớm chấm dứt. Còn nhìn nhận “vĩ mô” ở những cấp cao hơn thì việc nhìn ra bản chất, xem xét nhiều chiều và đề ra hướng đi giờ đây không còn là những chỉ đạo xử lý chạy theo vụ việc. Đành rằng cần thời gian và hợp lực, đồng sức, đồng tâm từ nhiều phía, cả nhà trường lẫn gia đình cùng giáo viên và cấp quản lý nhưng khó vẫn phải làm, dù từ từ và lâu dài. Giáo dục hôm nay tốt, tương lai ngày mai sẽ đẹp đẽ hơn và ngược lại. Đừng an ủi với nhau rằng những việc chẳng hay như thế rồi vài ngày sẽ qua và đó chỉ là vài chuyện lẻ tẻ mà thôi.
Nỗi đau từ những ồn ào như thế trong ngành Giáo dục rồi cũng sẽ mờ dần theo thời gian nhưng có đáng lo nếu tích tụ để rồi di chứng sang “căn bệnh” khác? Sẽ quá bi quan nếu vội cho rằng “nát bét” hay “vô phương cứu chữa”, nhưng cũng đừng lầm tưởng xử phạt mạnh tay hay kỷ luật nghiêm khắc sẽ dẹp được bạo lực học đường hay đem lại an toàn trường lớp. Chỉ có sự thấu hiểu, tôn trọng cùng những phương pháp sư phạm xuất phát từ tâm và tình thương học trò mới đem lại hiệu quả dài lâu.
Suy cho cùng những gì mà nền giáo dục đang có hôm nay sẽ hiện rõ, ăn sâu vào đời sống xã hội 5, 10 hay 20, 30 năm nữa. Đó chính là điều đáng để chúng ta cùng nhau xoa dịu và xóa nhanh những nỗi đau giáo dục hơn là tưởng rằng để thật nhiều nhà cao cửa rộng, tiền bạc vật chất là đủ cho con cháu sau này. An toàn trường học không chỉ là điều tốt cho học sinh cùng giáo viên mà tương lai của đại đa số cũng phụ thuộc nhiều vào đấy.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Để không còn những "tiến sĩ giấy" Tham gia thảo luận tại Quốc hội chiều qua 28/10, ông Lê Thanh Vân (Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội) ... |
Khi nhà trường kỳ thị giới? “Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt là các em nam/ nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/ ... |
Sổ liên lạc điện tử, chỉ thấy gai của hoa hồng? Từ thẻ học đường, "sổ liên lạc điện tử" đến thanh toán học phí không bằng tiền mặt theo gợi ý đơn vị tài chính ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.