Bất động sản kêu cứu - đúng không nhận nhưng sai lại cãi!
Kinh tế - Chính sách - 10/02/2023 20:53 HÀ PHAN
Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản diễn ra ngày 08/02, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng bày tỏ lo ngại về khả năng quản trị của các doanh nghiệp bất động sản. Bà nói “Tôi nghe lãnh đạo Bộ Xây dựng nói có doanh nghiệp ngồi đây đang thực hiện cùng lúc trên 50 dự án. Tôi cũng không hiểu nếu đồng thời triển khai mấy chục dự án liền như vậy thì khi gặp khó khăn, liệu có chủ động được hay không?'’
Lo ngại trên không phải lần đầu và cảnh báo như thế cũng chẳng hẳn bây giờ mới có. Vốn vay phụ thuộc vào ngân hàng, tiền bán trái phiếu và huy động từ khách hàng nhưng những dễ dãi từ các bên khiến họ cứ chạy đua với nhau ra dự án tràn lan còn hiệu quả hay hậu quả giờ đây mới rõ. Dự án nào cũng cả ngàn tỷ, mấy ngàn sản phẩm và phục vụ chủ yếu cho đầu cơ thì lúc kinh tế khó khăn, tín dụng nghẽn mạch, dòng tiền không còn mà bất động sản chưa “bất động” mới là chuyện bất thường!
Trước những lời kêu gọi "giải cứu" thị trường bất động sản đang có nguy cơ khủng hoảng, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thẳng thắn thế này: "Giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh bởi cầu tăng, nhưng cần nói rõ cầu này là cầu đầu cơ. Cầu thực là nhu cầu mua bất động sản để làm chỗ ở, nơi sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình kinh tế… sẽ không lớn như vậy. Bây giờ, khi cầu đầu cơ không còn mạnh, nó khiến cho giá chững lại hoặc giá giảm, đó là một điều tốt cho thị trường, không cần phải giải cứu”.
Có thể thị trường bất động sản lao dốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành khác nhưng việc giải cứu đã bị nhân danh và lợi dụng quá lâu. Nếu cứ tiếp tục mà không chọn lọc rồi tung những gói khó kiểm soát sẽ làm làm mất đi tính hiệu quả và vẻ đẹp của thị trường bằng những hành động gọi là giải cứu. Hơn nữa chính những doanh nghiệp bất động sản phải nhận ra lỗi của mình, căn bệnh họ đang mắc phải và chấp nhận đại phẫu để tương lai khỏe mạnh hơn. Cứ mãi đổ cho tín dụng và chính sách mà không chịu nhận mình sai ở đâu, thấy lỗi lầm chỗ nào thì “bệnh nan y” chỉ ngày một nặng hơn.
Trái ngược với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản thời gian qua, loại hình nhà ở xã hội vẫn được người lao động có nhu cầu thật sự quan tâm và sức mua mạnh khách hàng. Những dự án như vậy hoặc khu lưu trú công nhân ở Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… luôn hết hàng từ khi chưa hoàn thành là câu trả lời rõ nhất cho việc quá nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa phục vụ cho nhu cầu của số đông. Họ chỉ chạy theo lợi nhuận, tăng trưởng trước mắt. Muốn kiếm tiền nhanh, trong khi thị trường bất động sản bền vững hay không dần dần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thật của hàng chục triệu khách hàng là người làm công ăn lương, lao động đang khát khao chỗ ở.
Đừng hy vọng lập lại trật tự cho thị trường bất động sản với chỉ những gì đã qua và nghĩ rằng vài ba tháng là ổn. Bệnh nặng đau nhiều bất cập lớn phải chữa lâu không có gì lạ! Có ngại ngần chăng là cơ thể ốm yếu không chịu nổi những đợt hóa trị dài ngày và các biện pháp sốc cần thiết. Giá nhà không hạ và nguồn cung chưa đáp ứng đúng nhu cầu thật của xã hội mà chỉ phục vụ cho một nhóm đầu cơ, tích lũy tài sản, bắt bệnh đúng không nhận dù sai vẫn cãi thì cứ nơm nớp như những ngày tháng này thôi!
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản?
Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều
Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 25/09/2024 12:43
Trường tiểu học Lê Quý Đôn (Gò Vấp, TP.HCM) vừa phát giấy khen cho các học sinh ủng hộ đồng bào lũ lụt với số tiền là trên 100 ngàn đồng. Những em còn lại sẽ nhận được thư khen của cô giáo chủ nhiệm lớp. Phải chăng sự tử tế của người với người đo bằng mệnh giá?
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.