Báo chí với thương hiệu doanh nghiệp
Kinh tế - Xã hội - 27/07/2021 10:19 Nhà báo Phan Thế Hải
Nhà báo Phan Thế Hải với doanh nhân Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Crystal Group. |
Trước Ngày Báo chí, đến văn phòng ông bạn là doanh nhân, ông cho biết thường xuyên theo dõi trang của tôi, nhờ đó mà , giúp cho ông quản trị doanh nghiệp tốt hơn. Nói rồi ông mở tủ loay hoay tìm chai rượu làm quà tặng.
Tôi gạt đi nói, nhớ đến nhau là quý rồi, rượu chè tôi không khoái. Ông bảo, tôi biết ông không nghiện đồ cồn nhưng đây toàn là “hàng hiệu”. Ông mang về bày lên tủ cũng sang, gặp khách quý mời họ một ly thể hiện sự trân trọng… Tôi thấy có lý!
Thương hiệu: Tài sản vô hình
Thì ra, hàng hóa đôi lúc không hẳn là đáp ứng nhu cầu trực tiếp như bản tính vốn có của nó mà còn có ý nghĩa khác sâu xa hơn: nó là “hàng hiệu”, là tên tuổi của sản phẩm. Thế mới có chuyện “văn hóa ẩm thực”. Theo ông bạn tôi, thương hiệu luôn là yếu tố hàng đầu giúp ông lựa chọn món hàng cần mua sắm. Ông giải thích cho tôi rằng, với chai Macallan Rare Cask Black 30 năm có giá trên 500 USD. Đắt nhưng là “hàng hiệu” nên dùng yên tâm, điều này còn thể hiện đẳng cấp của người dùng.
Tôi nhẩm tính: 500 đô vị chi là ngót 12 triệu, “quy thóc” được tấn rưỡi. Mỗi ngụm rượu trôi qua cổ họng tương đương với cả tạ thóc! Kinh! Nếu dùng số tiền đó để mua rượu cuốc lủi chắc phải được một số trăm lít.
Thực ra thì rượu Macallan cũng không hẳn là bổ dưỡng gì cho lắm hay uống xong cũng chả thành tiên thành phật mà điều quan trọng là thương hiệu sản phẩm. Những tên tuổi được người tiêu dùng biết đến từ hàng trăm năm nay với đã trở thành một tài sản của doanh nghiệp. Sự nhận biết của người tiêu dùng có vai trò rất to lớn của báo chí.
Thương hiệu là tên của các loại “hàng hiệu” được người tiêu dùng biết đến với những thông tin về nhà sản xuất, sản phẩm được thể hiện trên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và nhà sản xuất có quyền chuyển nhượng cho các đối tác thành viên qua việc chuyển giao công nghệ.
Nhà báo Phan Thế Hải (trái) với doanh nhân Nguyễn Quốc Hoài, Chủ tịch Hoài Nam Group. |
Một số thương hiệu lớn như Cocacola, Bia Heineken, Tiger… có mặt ở Việt Nam thông qua các nhà đầu tư bỏ tiền xây nhà máy, rồi được công ty mẹ chuyển giao công nghệ, quy trình sản xuất và mang thương hiệu đó.
Xây dựng thương hiệu và vai trò của báo chí
Những thương hiệu lớn trên thế giới được đông đảo người tiêu dùng biết đến có giá trị hàng trăm tỷ USD. Theo một khảo sát của Tạp chí Forbes vừa mới được công bố cuối tháng 5/2021, sáu trong số 10 thương hiệu giá trị nhất thế giới là các công ty công nghệ. Đứng đầu trong danh sách đó là Apple được định giá thương hiệu là 241,2 tỷ USD.
Apple ngày nay không chỉ ở Mỹ mà còn có mặt ở hầu hết trong các khu công nghệ cao ở các nước phát triển và đang phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan; Singapore… Với mỗi lần chuyển giao công nghệ, hãng này lại thu về những khoản tiền rất lớn mà các nhà sản xuất thuần túy phải mất nhiều năm mới kiếm được.
Nếu ai đó chỉ nhăm nhe đầu tư vào các dây chuyền sản xuất mà không lo chăm sóc cho thương hiệu sản phẩm sẽ rất khó mở rộng thị trường. Muốn có thương hiệu sản phẩm, muốn có sự nhận biết của người tiêu dùng, ngoài việc đảm bảo chất lượng, chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng còn phải có sự vào cuộc của truyền thông, của báo chí.
Cũng không ít doanh nhân chưa quen với công cụ báo chí, nên tự mình thiết kế sản phẩm, tự mình khoe khoang sản phẩm, tự mình chào bán trực tiếp tới khách hàng theo cách “làm tất - ăn cả”. Cách làm này đã và đang tồn tại trong một số bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi doanh nghiệp đủ lớn, người ta buộc phải tư duy theo kiểu “phân công lao động”. Trong xã hội, mỗi người làm một việc, “con phượng thì múa con nghê thì chầu”.
Nhà báo Phan Thế Hải (trái) cùng các doanh nhân. |
Báo chí với tư cách là công cụ truyền thông, chuyển tải thông tin đến cho người tiêu dùng một cách chuyên nghiệp, được người tiêu dùng tiếp cận hàng ngày sẽ có hiệu quả hơn việc doanh nghiệp tự mình quảng bá. Cũng thông qua báo chí, người tiêu dùng sẽ phản hồi những mặt được và chưa được của sản phẩm để từ đó nhà sản xuất có lộ trình cải tiến, hoàn thiện.
Báo chí - Doanh nghiệp - Tương hỗ và giao thoa
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng, báo chí không còn là kênh truyền thông sống nhờ sự bảo trợ của nhà nước mà hầu hết đã trở thành đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, tự cân đối tài chính và hoạt động như một doanh nghiệp.
Điều này đặt ra hai vấn đề: Thứ nhất, báo chí cần phải có tư duy của doanh nghiệp trong việc định vị thị trường, sản xuất sản phẩm thu hút người đọc và tạo ra các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp khác. Thứ hai, doanh nghiệp cũng cần phải có tư duy báo chí để biết mình chuyển tải thông tin về sản phẩm đến công chúng thế nào cho có hiệu quả, thêm vào đó là lựa chọn đối tác báo chí cho công tác truyền thông của mình.
Báo chí có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Chiều ngược lại, doanh nghiệp là khách hàng lớn, là nhà tài trợ chính để báo chí có nguồn thu, đảm bảo cân đối tài chính cho các hoạt động của mình. Mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nghiệp và báo chí là mối quan hệ tương hỗ cùng phát triển vì mục tiêu chung của đất nước.
Doanh nghiệp muốn có thương hiệu tốt phải có tư duy dài hạn, cần có sự hỗ trợ thông tin từ báo chí, với những bài viết khách quan, phản ánh chính xác sự việc để khuếch trương thương hiệu của mình. Cũng như vậy, doanh nghiệp cần chủ động hợp tác, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của doanh nghiệp.
Nhà báo Phan Thế Hải (phải) với doanh nhân Lê Huy Phan, Chủ tịch Tropicana Resort Phú Quốc. |
Mỗi khi khủng hoảng, các doanh nghiệp vẫn thường sử dụng báo chí để đăng tải thông tin, cân bằng phản ứng của dư luận hoặc lái sự chú ý của dư luận sang hướng khác. Với những cuộc khủng hoảng có tính chất, quy mô lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng thì ngoài việc thông tin trực tiếp tới đối tượng tiếp nhận thông tin, cần phải tiến hành rất nhiều hoạt động khác.
Trong một thị trường toàn cầu hóa, việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn đi trước, dẫn đầu phải nắm bắt nhanh nhu cầu của công chúng và có phản ứng kịp thời. Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần đưa ra sản phẩm, dịch vụ mà còn lưu tâm đến mức độ thỏa mãn của khách hàng, thông điệp phản hồi đối với nhà cung cấp thông qua những ý kiến phản ánh trên báo chí.
Thương hiệu sản phẩm không còn là chuyện phù phiếm mà đó còn là tiền tươi thóc thật. Báo chí là kênh thông tin quan trọng để kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng. Hiểu đúng điều này, giữa doanh nghiệp và báo chí sẽ có mối quan hệ mật thiết và hiệu quả hơn.
Hà Nội cho phép shipper sàn thương mại điện tử được hoạt động Trong thời gian giãn cách xã hội, "shipper" của các sàn thương mại điện tử được hoạt động, "shipper" tự do - chủ yếu của ... |
Trong thời gian giãn cách xã hội, những trường hợp nào người dân Hà Nội được ra ngoài? Từ 6h00 ngày 24/7/2021, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự ... |
Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội Sắp bước qua tuổi 51, bà Ngô Thị Mỹ (trú tại thôn Kim Tiên, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) cho biết ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 18:46
Các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng cử nhân lực và vận động thành công nhiều hàng hóa và tiền; người lao động ủng hộ 1 ngày công hỗ trợ các tỉnh, thành miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 13:12
Tay đua trẻ nhất tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024 sẽ mang Toyota Corolla Altis 2005 tới trường đua Đại Nam (Bình Dương) thi đấu trong ngày 14/9 tới.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 10:00
Cao Duy Thanh với chiếc Toyota Altis 2005 đã sẵn sàng chinh phục những thử thách trên đường đua gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 13/09/2024 07:21
Các đại lý đã bắt đầu nhận cọc Hyundai Tucson phiên bản nâng cấp, báo giá có thể tăng ít nhất 20 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 18:21
Vietcombank đã ủng hộ số tiền 2 tỷ đồng, cùng Công đoàn ngành Ngân hàng chung tay hỗ trợ đồng bào khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3.
Kinh tế - Xã hội - 12/09/2024 16:57
Cơn bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta, gây thiệt hại lớn. Trước tình hình đó, Công đoàn ngành Giáo dục TP. Đà Nẵng đã có công văn kêu gọi toàn ngành vận động ủng hộ.