Dù khoảng tháng 6 - 7/2020 Công ty Green Vina dùng lý do khó khăn do Covid- 19 để buộc nhiều công nhân nghỉ việc, nhưng tháng 10/2020 đã căng bảng tuyển công nhân với số lượng nhiều (ảnh do công nhân cung cấp).[Bài 5] Công ty Green Vina: Mượn cớ Covid- 19 để đuổi việc công nhân? |
Khi buộc rất nhiều công nhân phải nghỉ việc, Công ty TNHH Green Vina tại phường Bình Hòa, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương (Công ty Green Vina) đã nêu lý do lớn nhất là vì khó khăn do dịch Covid- 19. Tuy nhiên, qua phân tích của luật sư và cán bộ công đoàn, nghe ý kiến của công nhân cho thấy, công ty này đã không thực hiện đúng quy định pháp luật. Mới đây, tại biên bản hòa giải giữa Công ty Green Vina và công nhân Hà Thị Cương, công ty nêu lý do buộc công nhân nghỉ việc là do khó khăn, do dịch Covid-19... Như các bài báo chúng tôi đã thông tin, đối với không ít công nhân, trong đó có nhiều công nhân đang có bầu, đang nuôi con nhỏ, do kém hiểu biết, thiếu kiên quyết hoặc tin vào những lời hứa hẹn sẽ được cho quyền lợi nào đó. Công ty Green Vina đã thuyết phục, , hoặc viết đơn cho họ để họ ký, nhằm nói với xã hội và cơ quan chức năng rằng công nhân đó đã “tự nguyện” nghỉ việc. Công ty đã ghi vào quyết định chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) của các công nhân này với những lý do rất không bình thường như: Nghỉ ở nhà trông con, nghỉ theo đơn... Tuy nhiên, đối với những công nhân không chịu làm đơn xin thôi việc, hoặc do bị mất việc nên đã về quê nên không làm đơn xin thôi việc thì công ty này vẫn ban hành các quyết định chấm dứt HĐLĐ với họ, và ghi là “Nghỉ việc do dịch Covid- 19”. |
Quyết định chấm dứt HĐLĐ của công nhân Thảo Sương ghi “Nghỉ việc do dịch Covid-19”. |
Công nhân khẳng định, công ty đã thực hiện không đúng Công văn 1064 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội
Trao đổi với PV về cái cớ để buộc công nhân bị nghỉ việc nêu trên, Luật sư Vũ Ngọc Hà, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn - Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian qua, do dịch Covid- 19, nhiều doanh nghiệp đã gửi câu hỏi cho ngành chức năng để được tư vấn xử lý vấn đề lao động... thì đều được ngành chức năng hướng dẫn bằng Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ban hành ngày 25/3/2020. Công văn này căn cứ vào Điều 38 và Điều 44, cụ thể nhất tại Khoản 1 Điểm C Điều 38 Bộ luật Lao động 2012, và Nghị định 05/CP ngày 12/1/2015, là căn cứ pháp lý nền tảng trong xử lý lao động khi doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 thời gian qua.
Luật sư Vũ Ngọc Hà (người bên trái) tham gia chương trình tư vấn pháp luật do Sở Tư pháp và Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai tổ chức. Cụ thể, trong trường hợp Công ty Green Vina bị khó khăn ngoài ý muốn, chứng minh mình bị ảnh hưởng khó khăn do dịch Covid- 19, chứng minh mình đã tìm mọi cách khắc phục, như giảm chỗ làm việc, điều chuyển lao động, cho công nhân nghỉ luân phiên... nhưng vẫn bị khó khăn thì mới có thể Luật sư Vũ Ngọc Hà nhấn mạnh, các trường hợp thai sản được pháp luật bảo vệ tối đa, Luật cấm doanh nghiệp không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với . Quy định cụ thể tại các Điều 39 và Điều 155 Bộ luật Lao động 2012. Tuy nhiên, các công nhân khẳng định, khi đuổi việc nhiều công nhân, Công ty Green Vina vẫn có đơn hàng, vẫn hoạt động và thực tế là vào tháng 10/2020 đã căng băng rôn chào đón tuyển mới số lượng lớn công nhân mỗi ngày, với các hứa hẹn về lương thưởng hấp dẫn, cho thấy công ty này đang phát triển sản xuất và chỉ thay mới công nhân để giảm chi phí nhân công thâm niên, thai sản. Đặc biệt như chúng tôi đã thông tin, các công nhân là bà bầu đã tố công ty này ép họ nghỉ việc, dù Luật cấm tuyệt đối việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với công nhân diện thai sản. |
Doanh nghiệp phải chứng minh với người lao động là mình thật sự khó khăn |
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (áo vàng) đang thực hiện chất vấn tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An khoá 9. |
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Long An, đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An khoá 9 cho biết, thời gian qua bà đã tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp khi gặp khó khăn do dịch Covid-19. Cụ thể, nếu muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động thì doanh nghiệp phải chứng minh một cách cụ thể với người lao động là mình thật sự khó khăn, có thể chứng minh bằng doanh thu của quý này so với quý cùng kỳ năm trước, bằng báo cáo thuế.... “Việc chứng minh công ty thật sự khó khăn nói trên rất quan trọng vì chỉ khi nào doanh nghiệp khó khăn thật sự thì mới được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động, tránh tình trạng vì muốn đuổi việc công nhân thâm niên lương cao, hoặc công nhân diện thai sản mà doanh nghiệp có thể nêu lý do vì khó khăn chung chung”. Khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, buộc phải tinh giản lao động thì phải thực hiện theo Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL, căn cứ Khoản C, Điều 36, Bộ luật Lao động 2019 (trước đây là Khoản C Điều 38, Bộ luật Lao động 2012). Doanh nghiệp phải chứng minh mình đã làm mọi cách khắc phục giảm giờ làm, chuyển làm việc khác, cho người lao động ngừng việc có hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn HĐLĐ (lương do hai bên thỏa thuận)... mà vẫn không khắc phục được mới buộc phải giảm lao động. Việc công nhân ký vào danh sách thỏa thuận nghỉ việc do công ty lập ra không được coi là công nhân tự nguyện nghỉ việc. Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy tư vấn, khi bị công ty buộc nghỉ việc trái pháp luật, công nhân cần phải gửi đơn lên Công đoàn các Khu công nghiệp, hoặc nhờ Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh hỗ trợ. Tuy nhiên, trao đổi với PV, nhiều công nhân khẳng định, khi thuyết phục, ép công nhân nghỉ việc, Công ty Green Vina không hề chứng minh cụ thể với người lao động là công ty khó khăn mà chỉ nói chung chung là khó khăn, thiếu đơn hàng, có thể phá sản... gây hoang mang, tạo sức ép buộc nghỉ việc đối với công nhân. Thiết nghĩ, vụ việc Công ty Green Vina bị nhiều công nhân tố đã đuổi việc nhiều công nhân, trong đó có nhiều bà bầu, người đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi là vụ việc nghiêm trọng không chỉ về pháp luật, mà còn là đạo đức, nhân văn. Ngành chức năng cần phải vào cuộc để làm rõ. Vụ việc này là một bài học thấm đẫm nước mắt mà các công nhân phải khắc ghi. Nếu không tự nguyện muốn nghỉ việc thì không ký, không làm đơn xin thôi việc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc, phản ánh tiếng nói và bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân.
|
Nhóm phóng viên phía Nam |