Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền của lao động nữ

Người lao động - Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Lời tòa soạn: Trải hàng nghìn năm lịch sử, lao động nữ (LĐN) có thân phận thấp kém, lệ thuộc; tàn dư của nó vẫn tác động trong quan hệ lao động, quan hệ xã hội hôm nay. Thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG), bảo vệ nhân phẩm, quyền, lợi ích của LĐN vì thế là trách nhiệm của các cấp, các ngành, trong đó, Ban Nữ công (BNC) Công đoàn các cấp có vai trò hết sức quan trọng. Đồng chí Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam có bài viết về nội dung, kết quả hoạt động của công tác nữ công (CTNC) Công đoàn các cấp thời gian qua và một số định hướng, giải pháp trong hoạt động thời gian tới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới (BĐG) và phát huy vai trò của lao động nữ. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lực lượng nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiếp tục có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Tính đến ngày 30/11/2022, tổng số CNVCLĐ cả nước là 11.898.565 người, trong đó có 11.071.635 là đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 124.889 công đoàn cơ sở (CĐCS1). Đoàn viên nữ có 6.126.027 người, chiếm 55,3%.

Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ
Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ký kết phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ CNVCLĐ giai đoạn 2022 - 2027. Ảnh: Hải Nguyễn

Xác định CTNC là trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn mỗi cấp, các cấp công đoàn đã tích cực triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về CTNC nhằm thúc đẩy BĐG và bảo vệ quyền của lao động nữ (LĐN). Những kết quả nổi bật trong CTNC của các cấp công đoàn năm 2022 là rất đáng ghi nhận.

Các cấp công đoàn đã tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật, BĐG, dân số - gia đình - trẻ em cho LĐN. Nội dung tuyên truyền tập trung vào nâng cao nhận thức về công tác giới và BĐG; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuyên truyền cho LĐN về dân số - sức khỏe sinh sản, học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, đặc biệt là tuyên truyền những nội dung liên quan đến LĐN và trẻ em được quy định tại Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH). Truyền thông về phòng ngừa lao động trẻ em; truyền thông về kỹ năng chăm sóc trẻ trong hành trình đầu đời cho CNLĐ. Tuyên truyền Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 và Điều lệ Hội Phụ nữ Việt Nam lần thứ XIII. Tổ chức các lớp tập huấn CTNC cho cán bộ chủ chốt công đoàn và Trưởng BNC Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; tập huấn về thực hiện quyền trẻ em cho cán bộ Nữ công công đoàn toàn quốc, diễn đàn giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình CNVCLĐ.

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ký kết Chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động dành cho nữ CNVCLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn.

Công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho LĐN được các cấp công đoàn quan tâm; thể hiện trong việc chú trọng thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho công nhân lao động. Nhiều chế độ, chính sách dành riêng cho LĐN được chủ doanh nghiệp thực hiện, như hỗ trợ tiền nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, LĐN mang thai được bồi dưỡng thêm sữa vào bữa ăn giữa ca, hỗ trợ tiền khám thai định kỳ. Trong 05 năm, có tới 157.393 đơn vị có quy định có lợi hơn cho LĐN về hỗ trợ gửi trẻ, mẫu giáo, tổ chức thêm 01 lần khám chuyên khoa phụ sản... Có trên 95% số CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động nhân “Tháng Hành động vì trẻ em” và Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tết Trung thu với các hình thức văn hóa, văn nghệ, tham quan, dã ngoại, gặp mặt, tặng quà, biểu dương, khen thưởng hàng nghìn học sinh là con đoàn viên, NLĐ có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi là con đoàn viên công đoàn tử vong do dịch Covid - 19 với hình thức trao sổ tiết kiệm với mức 10 đến 20 triệu đồng/cháu cho trên 500 trẻ em mồ côi.

Sáng tạo trong tổ chức thực hiện

Hoạt động của các BNC quần chúng thời gian qua đạt những kết quả đáng mừng. Các mô hình “Lễ cưới tập thể”, “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản”, “Khu nhà trọ tự quản kiểu mẫu”, dự án “Phản ứng nhanh với đại dịch Covid-19 thông qua cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản theo cơ chế mới” hoạt động khá hiệu quả. Đã có 39 tỉnh triển khai mô hình “Sức khỏe của bạn” và có gần 1.300 phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp, công đoàn ngành, địa phương...

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ

Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn.

Các cấp công đoàn tích cực phát huy vai trò trong việc tham mưu cho UBND các tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và giám sát việc thực hiện chính sách trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp và chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.

BNC công đoàn các cấp tham mưu tổ chức tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động trong nữ công nhân lao động. Các phong trào được đổi mới cả về nội dung và hình thức phù hợp với từng đoàn viên, người lao động và đặc điểm của địa phương, đơn vị. Điển hình là LĐLĐ tỉnh An Giang với phong trào “Nam giới điểm 10”, LĐLĐ tỉnh Bình Định với phong trào “Gia đình thành đạt”; “Giải thưởng Nguyễn Thị Sen” của Công đoàn Dệt May Việt Nam... Năm 2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tặng 41 Cờ và Bằng khen cho 200 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Các cấp công đoàn đã tiến hành sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH, ngày 12/7/2017 của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI) về BNC quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước và ban hành Kết luận số 05/KL-TLĐ ngày 09/8/2022 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 12b nói trên. Hiện, các cấp công đoàn đã thành lập được 78.896 BNC quần chúng.

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ
Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Quốc hội

Sơ kết 5 năm thực hiện Kế hoạch hành động số 13/KH-TLĐ, ngày 16/3/2018 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Hàng trăm nghìn người lao động được truyên truyền, được chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thực hiện Kế hoạch hành động số 185/KH-TLĐ, ngày 30/3/2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, đã có trên 80% các đơn vị trong hệ thống công đoàn xây dựng kế hoạch hành động, triển khai. Chương trình phối hợp số 5346/CTPH-TLĐLĐVN-HLHPNVN ngày 07/11/2022 giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phối hợp tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động giai đoạn 2022 - 2027 nhận được sự ủng hộ và đón nhận tích cực của các cấp công đoàn.

Công tác trọng tâm trong thời gian tới

Với các hoạt động thiết thực chăm lo cho LĐN, các cấp công đoàn đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò trong việc thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nữ đoàn viên, người lao động, góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Thời gian tới, các cấp công đoàn cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục nữ CNVCLĐ thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến LĐN, trọng tâm là Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong đó tập trung vào các nội dung bảo đảm BĐG và những quy định riêng đối với LĐN.

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ

Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo “Thực trạng và giải pháp về nhà trẻ, mẫu giáo và các chính sách hỗ trợ cho con công nhân lao động trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo tại các khu công nghiệp, khu chế xuất" tại tỉnh Lâm Đồng, ngày 3/10/2022. Ảnh: Minh Tùng.

Chủ động xây dựng kế hoạch tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở; quan tâm, tạo điều kiện cho cán bộ chủ chốt công đoàn tham dự các cuộc tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ CTNC, nhằm nâng cao chất lượng tham mưu của BNC quần chúng cho Ban Chấp hành công đoàn cơ sở về CTNC, nhất là đối với cán bộ Nữ công công đoàn mới tham gia lần đầu sau đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tổ chức các phong trào thi đua trong nữ CNVCLĐ, đặc biệt là phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” phù hợp với tình hình thực tiễn của từng loại hình doanh nghiệp. Qua đó, phát hiện, nhân rộng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, điển hình để lan tỏa trong toàn hệ thống công đoàn.

Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng để kịp thời chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LĐN; tích cực tham mưu với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp trong việc tham gia sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình nữ CNVCLĐ; phối hợp với chính quyền đảm bảo chế độ chính sách cho nữ CNVCLĐ về tiền lương, tiền thưởng, chế độ thai sản, khám sức khỏe định kỳ và các chế độ khác.

Nghiên cứu đề xuất chính sách, tham gia thương lượng, xây dựng thoả ước lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho LĐN; giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN; huy động các nguồn lực để chăm lo đời sống, việc làm cho LĐN ngày càng tốt hơn, nhằm xây dựng gia đình CNVCLĐ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Đặc biệt, hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, CTNC, BNC công đoàn các cấp cần chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác phối hợp và huy động các nguồn lực triển khai có hiệu quả công tác chăm lo việc làm, đời sống của nữ CNVCLĐ, tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam về CTNC hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Bài 14: Thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ  quyền của lao động nữ

Đồng chí Phạm Việt Dũng, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên trao nhẫn vàng cho cặp đôi công nhân tại Lễ cưới tập thể dành cho công nhân lao động. Ảnh: Văn Công.

Thứ hai, tích cực nghiên cứu đề xuất chính sách và tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ và con CNVCLĐ. Thúc đẩy thực hiện Kết luận số 05/KL-BCH ngày 8/9/2021 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 về BNC quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 1500b/KL-TLĐ ngày 08/01/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ và Chỉ thị số 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong tình hình mới.

Thứ ba, tham mưu giải quyết những vấn đề bức xúc trong nữ CNLĐ. Chú trọng tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Chương X, Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, ngày 14/12/2020 hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, trong đó tập trung nội dung bảo đảm BĐG và những quy định riêng đối với LĐN, phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Thứ tư, quan tâm đến các hoạt động chăm lo cho con CNVCLĐ, đặc biệt là vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo và đẩy mạnh tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là chính sách đối với con công nhân lao động và giáo viên mầm non ở khu công nghiệp. Cải tiến, nhân rộng mô hình “Trại hè cho con công nhân lao động”, “Sức khỏe của bạn”, “Lễ cưới tập thể”; xây dựng mô hình điểm “Chăm lo, bảo vệ quyền của LĐN thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ nữ cán bộ công đoàn, chú trọng quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm đối với cán bộ nữ; cơ cấu giới thiệu cán bộ phụ trách CTNC tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ công đoàn các cấp, chuẩn bị nguồn cán bộ nữ cho nhiệm kỳ 2023 - 2028, đặc biệt là nữ cán bộ chủ chốt công đoàn cấp tỉnh, ngành Trung ương và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, góp phần thực hiện mục tiêu của Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Năm 2021, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tặng 41 Cờ và Bằng khen cho 200 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng đang vấn nạn của mỗi quốc gia. Nó diễn ra ...

Quyền lợi của lao động nữ mang thai Quyền lợi của lao động nữ mang thai

Lao động nữ khi mang thai, nhất là lao động nữ mang thai làm các công việc nặng nhọc và độc hại sẽ được đảm ...

11 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ mà bạn cần biết 11 quyền lợi dành riêng cho lao động nữ mà bạn cần biết

Do có sự khác nhau về mặt sinh học, so với lao động nam, lao động nữ khi đi làm có những quyền lợi riêng, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Podcast

TS Nguyễn Ngọc Huy - chuyên gia nghiên cứu biến đổi khí hậu và thiên tai có những lời khuyên để ứng phó với tình hình lũ lụt hiện nay để đảm bảo an toàn.

Tôi công nhân

Nếu người lao động phải ngừng việc do siêu bão Yagi thì vẫn sẽ được công ty trả lương, trong đó tiền lương ngừng việc sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Talk Công đoàn

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

An toàn, vệ sinh lao động

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Đọc thêm

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Người lao động -

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, tại các nhà máy, trên những công trường xây dựng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.