Bắc Kinh xóa tên khỏi top thành phố ô nhiễm không khí như thế nào?
Đời sống - 15/12/2019 12:35 Chớm Hạ (T.H)
Bắc Kinh từng đứng top thế giới về ô nhiễm không khí. |
Theo nghiên cứu trên Journal of Cleaner Production, đầu năm 2013, ô nhiễm khói mù độc hại nghiêm trọng và khéo dài cả tháng đã xảy ra ở Trung, Bắc và Đông Trung Quốc. Ô nhiễm ở đây bị cho là có mức cao về nồng độ PM2.5, đạt mức kỷ lục, bao phủ hơn 1,3 triệu km2 và ảnh hưởng đến khoảng 800 triệu dân.
Thời điểm đó, Bắc Kinh, Thủ đô của Trung Quốc nhiều lần trong top đầu các thành phố ô nhiễm hàng đầu hành tinh và "trụ vững" suốt nhiều năm. Vào thời kỳ đỉnh điểm, hàng loạt các trường học phải cho học sinh nghỉ học, hàng ngàn công trường và nhà máy phải đóng cửa. Nhiều người phải mua không khí sạch đóng chai nhập khẩu từ Anh, Canada, Australia để đối phó với tình hình. Hình ảnh người dân đeo máy hô hấp nhân tạo khi di chuyển trong khói mù dày đặc vì ô nhiễm không khí đã không còn quá lạ lẫm ở thành phố 22 triệu dân.
Để cải thiện chất lượng không khí bị giảm ô nhiễm nặng, tháng 9 năm 2013, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra kế hoạch hành động về phòng chống ô nhiễm không khí. Kế hoạch hành động có vai trò là hướng dẫn để ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí ở cấp quốc gia.
Cụ thể, Bắc Kinh tập trung vào sáu hướng chính: (1) kiểm soát ô nhiễm do xe cơ giới, (2) kiểm soát ô nhiễm do nguyên liệu hoá thạch như than đá, (3) kiểm soát các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, (4) kiểm soát ô nhiễm khói bụi, (5) phục hồi các hệ sinh thái bị ô nhiễm, và (6) ứng dụng các công nghệ mới vào bảo vệ môi trường.
Đối với kiểm soát khí thải do các phương tiện giao thông, Bắc Kinh hạn chế số lượng phương tiện giao thông chỉ là 6 triệu vào năm 2017.
Thành phố ủng hộ và thiết lập các hệ thống giao thông xanh và ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng, khuyến kích người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Để kiểm soát số lượng phương tiện thông qua xổ số biển số, nhà nước tăng mức tiêu chuẩn khí thải với phương tiện giao thông, yêu cầu kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện giao thông có khả năng gây ô nhiễm thường xuyên, cải thiện chất lượng nhiên liệu, loại bỏ hàng trăm nghìn phương tiện giao thông cũ kỹ, tăng chi phí lái xe ôtô, đưa vào hoạt động phương tiên giao thông sử dụng năng lượng sạch, quản lý xe từ các thành phố khác đến thành phố.
Để kiểm soát ô nhiễm đốt than, chính quyền khuyến kích xây dựng dự án sử dụng khí gas và các nhiên liệu sạch để thay thế sử dụng than, Bắc Kinh đã đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than và cấm người dân ở các khu vực xung quanh dùng than để sưởi ấm, đẩy nhanh việc loại bỏ các ngành công ngiệp gây ô nhiễm cao và lạc hậu. Để ngăn chặn bụi, Bắc Kinh thực hiện để kiểm soát bụi phát ra tại các công trường xây dựng, niêm phong phương tiện vận tải tạo ra bụi, tăng cường quét đường hay hút bụi.
Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Bắc Kinh phối hợp với tỉnh thành khác thực hiện các thỏa thuận và hành động thống nhất trong kiểm soát nguồn gây ô nhiễm khí, cấu trúc năng lượng, tối ưu hóa các ngành công nghiệp, quản lý phát triển đô thị và ứng phó khẩn cấp trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nặng.
Theo chinadialogue, kế hoạch hành động trên đã giúp Trung Quốc nói chung và Bắc Kinh nói riêng cải thiện đáng kể chất lượng không khí, thành phố Bắc Kinh đã đạt được mục tiêu đề ra, PM2.5 trung bình hàng năm còn là 58 µg/m³ - giảm 35%.
Bằng các biện pháp cụ thể và hành động quyết liệt như trên của chính quyền, ô nhiễm không khí đã được cải thiện đáng kể, bầu trời xanh đã xuất hiện trở lại ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác.
Bộ Y tế đã xây dựng bản khuyến cáo chính thức đến người dân về các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tình trạng ... |
Mấy ngày gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội luôn ở mức báo động. Trong rất nhiều nguyên nhân được tìm ... |
Sau gần 15 năm áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải ở mức thấp nhất, tới tháng 1.2020, ô tô tham gia giao thông và ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.