“Cuộc sống của một giúp em có nhiều trải nghiệm và thay đổi cách sống, cách nghĩ của mình rất nhiều. Em gần gũi hơn, giản dị hơn và tự lập hơn. Nhưng ba em luôn nghĩ rằng, sự trải nghiệm của em nên dừng lại vì làm công nhân vất vả” – Đào Huyền Trang, công nhân Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Yang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương trầm tư chia sẻ với chúng tôi. Những ngày này, ba của Trang bị ung thư phổi giai đoạn cuối, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Đau xót và thương ba mà không làm gì xoay chuyển được tình hình, Trang buồn bã nói: “Em chỉ ước ba em khỏe lại. Từ tháng 11/2020 đến nay, khi biết mình mang bạo bệnh, ba càng suy sụp nhiều. Em thấy day dứt vì đến giờ phút này vẫn chưa thể thực hiện ý nguyện của ba, đó là không làm công nhân nữa". Từ một cô giáo dạy cấp 2 ở huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, Đào Huyền Trang bất ngờ xin nghỉ việc. Rồi Trang đăng ký tham gia tuyển dụng công nhân. Trúng tuyển, Trang xin phép ba mẹ “xách va li” chuyển sang Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ở trọ. |
Đào Huyền Trang (đeo kính) cùng các bạn công nhân ở công ty |
Quyết định đó khiến cả gia đình Trang rất bất ngờ, nhất là bố em - một Đại tá quân đội về hưu. “Vì sao em chọn làm công nhân?” – tôi tò mò hỏi. “Từ trước tới giờ em là người sống tự lập và muốn trải nghiệm. Làm công nhân giúp em gặp được rất nhiều bạn trẻ cùng trang lứa” – Trang nói. “Lúc ấy ba mẹ em nói sao? - tôi hỏi. “Cả nhà phản đối quyết liệt khi em từ bỏ nghề giáo. Em không nhận được sự ủng hộ của bất cứ ai trong gia đình. Ba phân tích nhiều, nhưng em vẫn đi Cẩm Giàng làm công nhân” – Trang kể. |
Đào Huyền Trang luôn yêu quý những người bạn công nhân của mình |
Trang vẫn nhớ trước khi đi Cẩm Giàng (Hải Dương), hai ba con đã có một cuộc trò chuyện nghiêm túc kéo dài cả đêm. Trang kể: "Ba nói rất nhiều về lựa chọn của em. Ba không cấm em trải nghiệm, vì thành công hay thất bại sẽ khiến em trưởng thành hơn. Nhưng ba nghĩ đi làm công nhân là quyết định sai lầm vì sẽ phí thời gian, kiến thức bị hao mòn". "Thay vì , con có thể trở thành giáo viên dạy học cho con của công nhân. Điều đó tốt hơn là làm một công việc vất vả, chủ yếu bán sức lao động lấy tiền và không hẳn môi trường nào cũng tốt.", Trang kể rằng ba em đã nói như vậy khi ông còn sức khỏe và tỉnh táo. |
Chị Mong Thị Xem, quê Điện Biên, đồng nghiệp của Trang |
Trang cho biết, mỗi lần về quê, em luôn được ba hỏi “bao giờ con dừng lại”. Dù vậy, ba cô lúc nào cũng khuyến khích cô nỗ lực hết sức, sống vì mọi người, biết giải quyết khó khăn để đóng góp được nhiều hơn cho công ty, cho đồng nghiệp. “Em đi làm công nhân hơn 2 năm và em học hỏi được rất nhiều. Em biết tự thu xếp cuộc sống một mình khi xa nhà. Em biết chia sẻ và hòa đồng với mọi người hơn, thay vì được cưng chiều, đến bữa cơm cũng không phải nấu. Em đã kể với ba những câu chuyện xúc động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khi Cẩm Giàng và Hải Dương trở thành ổ dịch lớn nhất cả nước, em đã cùng các bạn vượt qua thế nào", Trang xúc động nói. |
|
Do dịch bệnh Covid-19, công ty của Trang phải bố trí một vài bộ phận tạm dừng sản xuất. Nhiều công nhân không được đi làm. Trong số đó có chị Mong Thị Xem (26 tuổi, quê ở tỉnh Điện Biên) phải sống chật vật ở nhà trọ do không có tiền thưởng Tết, không có lương, còn phải nuôi con nhỏ. Mỗi bữa chị chỉ dám ăn cơm với đậu phụ để có tiền gửi về nhà. |
|
Đào Huyền Trang (ảnh đầu, bên trái) chủ động thành lập nhóm hỗ trợ những công nhân gặp khó khăn do Covid-19 - Ảnh: NVCC |
Trang cũng chứng kiến bạn đồng nghiệp của mình - Nguyễn Thị Thanh Ngọc, công nhân bộ phận Sơn tĩnh điện mừng phát khóc khi được đi làm trở lại. Vợ chồng Ngọc quê ở Quảng Trị, xa con từ khi bé mới hơn 1 tuổi, do dịch Covid-19 nên không thể về nhà. Thời điểm đó, nhiều công nhân phải sống trong khu nhà trọ bị phong tỏa vì có ca nhiễm Covid-19. Thương những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, Trang đã kêu gọi các công nhân trong công ty cùng chung tay giúp đỡ với tinh thần "lá lành đùm lá rách". Họ thành lập nhóm hỗ trợ những công nhân gặp khó khăn do Covid-19. Mỗi ngày, Trang cùng các bạn trong nhóm mua những vật dụng thiết yếu mang đến hỗ trợ mọi người, từ chai dầu ăn, nước mắm đến cá biển, đậu phụ... "Thực sự lúc đó trong túi chúng em không có nhiều tiền. Nhưng em sẵn sàng dành nửa tháng lương để góp vào quỹ. Từ sự kêu gọi của nhóm mà có những bạn công nhân được gia đình gửi cá biển, rau, lương khô... đã chia sẻ một phần cho những bạn ở khu vực phong tỏa. Ai cũng tự nguyện cho đi và luôn sẵn sàng "dè sẻn" chi tiêu của mình để giúp đỡ bạn khác. Em thực sự cảm nhận được sự ấm áp của tình người", Trang nói. Những kỉ niệm của hơn 2 năm làm công nhân đã giúp Trang thuyết phục ba cho mình tiếp tục đi trên con đường em đã chọn. Trang bảo, nếu một ngày nào đó nghỉ làm công nhân, em vẫn nhớ về nó như một kỷ niệm tuyệt vời. Nói về Đào Huyền Trang, anh Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Công nghiệp Tung Yang cho biết: "Trang biết chia sẻ với mọi người và sống vì mọi người. Em nhiệt tình giúp đỡ bạn nghèo, đã cùng các bạn thành lập nhóm hỗ trợ công nhân gặp khó khăn do Covid-19, sẵn sàng chi viện cho các công nhân khó khăn trong khu vực phong tỏa. Sự sẻ chia ấy đã gắn kết công nhân lại với nhau, cùng công ty vượt qua dịch bệnh".
|
Bài viết: Duy Minh Thiết kế: Duy Minh |