|
An toàn, vệ sinh lao động tại khu công nghiệp - Thực trạng và kiến nghị |
Theo quy định, . Nhà nước, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh cho người lao động thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định mà nguyên tắc phòng ngừa được đặt ở vị trí ưu tiên. Song, môi trường làm việc nói chung, môi trường làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện còn tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn đối với người lao động. |
Bài viết này dựa trên cơ sở một nghiên cứu thu thập ý kiến đánh giá của công nhân về an toàn vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Cuộc khảo sát được thực hiện bằng phương pháp bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân hiện đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các địa bàn: Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai với cơ cấu mẫu theo giới tính nam 530 người (chiếm 44,2%); nữ 670 người (chiếm 55,8%); theo lĩnh vực ngành nghề sản xuất may/da giày (48,5%), cơ khí, luyện kim (15,1%), lắp ráp linh kiện điện tử (16,7%), chế biến thực phẩm (12,2%) và khác (7,6%). |
Người lao động được tạo điều kiện về môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. Ảnh: Luatvietnam.vn |
Đánh giá của công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất về môi trường làm việc |
Tìm hiểu ý kiến đánh giá của công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về an toàn, vệ sinh lao động trong môi trường làm việc, kết quả điều tra cho thấy: Đa số các đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã quan tâm kiểm soát những việc cho công nhân; trang bị phương tiện, bảo hộ lao động cho người lao động... Nhưng do tính chất của một số ngành sản xuất cũng như do một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, dẫn đến tình trạng tại một số nhà máy, môi trường làm việc của công nhân đang tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động. Từ 27,6% đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Có tới gần 1/2 công nhân hàng ngày đang phải làm việc trong môi trường có nhiều bụi và phải tiếp xúc với các chất có thành phần như cao su hay các sản phẩm nhựa (tỉ lệ lần lượt là 47,5% và 40,6%). Hơn 1/3 công nhân hằng ngày phải làm việc ở mức độ tiếng ồn quá cao (39,7%); nơi làm việc không cung cấp đủ ánh sáng (34,8%); phải tiếp xúc với các loại khói (37,3%); các hoá chất độc hại (36,1%) hay các chất dễ cháy nổ (37,8%). Ở các khu công nghiệp, khu chế xuất người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Ảnh: luatvietnam.vn Theo kết quả nghiên cứu và đánh giá của Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (2017), ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, người lao động ở mọi ngành nghề đều phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong tổng số khoảng 52 triệu người lao động, có khoảng 10 - 15 triệu người phải tiếp xúc với tiếng ồn cao hơn mức quy định. Tiếng ồn là nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khoẻ lớn thứ 2 sau bụi. Tiếng ồn không tích luỹ trong môi trường như ô nhiễm các chất độc nhưng nó tác động vào con người và có thể để lại hậu quả lâu dài. Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan thính giác (như ù tai, giảm sức nghe), ô nhiễm, tiếng ồn còn gây rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, suy giảm nhận thức… Bảng 1. Đánh giá của công nhân về môi trường làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài (Nguyễn Tuấn Anh và cộng sự, 2019) |
Một số kiến nghị |
Từ thực trạng nêu trên, để cải thiện và nâng cao chất lượng an toàn, vệ sinh lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, chúng tôi có một số kiến nghị sau: Một là, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất cần cũng như những người quản lý định kỳ và thường xuyên. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, trong đó có lồng ghép các nội dung tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ, phòng, chống bệnh nghề nghiệp... nhằm giúp người lao động tìm hiểu, nắm bắt những kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân có tác phong lao động chuyên nghiệp, sống, làm việc có trách nhiệm với bản thân, doanh nghiệp và xã hội. |
Hai là, các doanh nghiệp cần hoàn thiện bộ máy làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất cần hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động tại môi trường làm việc, kiểm soát và hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Các doanh nghiệp cần thực hiện treo biển báo nguy hiểm, bảng nội quy, hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động tại mỗi phân xưởng, tổ sản xuất để luôn nhắc nhở người lao động chủ động thực hiện, hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh lao động... Các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Tăng cường giám sát doanh nghiệp trong quá trình lao động, tuân thủ quy định pháp luật về giữ gìn, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. |
Ba là, Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cần thường xuyên chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và người lao động tại các doanh nghiệp; đồng thời, tổ chức khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. |
Cần phải tổ chức khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Ảnh: vnbusiness.vn |
Bốn là, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và tại các doanh nghiệp, nhất là vai trò của tổ chức Công đoàn. Là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, lại gần gũi, sâu sát; cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thực tế cũng là những người lao động, họ biết rõ những hạn chế nào trong công tác an toàn, vệ sinh lao động cần phải khắc phục. Họ cũng có tiếng nói với chủ doanh nghiệp và người lao động. Trong vấn đề này, họ cần được Công đoàn Các khu công nghiệp, khu chế xuất, LĐLĐ địa phương tích cực hỗ trợ. |