Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Một thế giới an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái

Đời sống - Hải Dương (T.H)

Những năm qua, tình trạng bạo lực phụ nữ, bạo lực học đường ở nước ta có xu hướng gia tăng. Việc bảo đảm an toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái trở nên bức thiết.
an toan hoc tap cho phu nu va tre em gai
An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái và vấn đè đặt ra bức thiết. Trong ảnh: Một cảnh bạo lực học đường. Ảnh tienphong.vn

Việc học tập của phụ nữ thời đại ngày nay không còn gói gọn trong nhà trường phổ thông các cấp, các trường cao đẳng, đại học hay các trường dạy nghề. Để theo kịp yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi phụ nữ phải học mọi lúc, mọi nơi, liên tục trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Tuy nhiên, phụ nữ vốn chân yếu, tay mềm; trong môi trường đa dạng các thách thức, họ vẫn liên tục bị quấy rối, bị tấn công tình dục mà không dám lên tiếng. Nguyễn Thị Mai Phương, sinh viên Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết; “Người Việt Nam nói riêng, người phương Đông nói chung, việc lên tiếng về quấy rối tình dục rất khó khăn. Phải là người dũng cảm lắm mới dám chia sẻ cho nhiều người biết”.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới, gia đình và phụ nữ cho biết, có tới 87% phụ nữ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được hỏi từng bị quấy rối tình dục; 14% trẻ em trong 30 trường phổ thông ở Hà Nội từng bị quấy rối, xâm hại tình dục ít nhất một lần trong đời.

an toan hoc tap cho phu nu va tre em gai
An toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái là điều phải phải phấn đấu; song, chính các em gái lại cũng là người trực tiếp bạo hành bạn học với tỷ lệ vượt trội so với học sinh nam. Ảnh dantri.com.vn.

Đã xảy ra rất nhiều vụ đổi tình lấy điểm, lấy chứng chỉ, bằng cấp, các đánh giá trình độ tay nghề, để tốt nghiệp, thăng tiến, nâng bậc, lên lương. Điều đó làm băng hoại đạo đức sư phạm, đạo đức xã hội, đồng thời đẩy nữ sinh, phụ nữ vào một cuộc đổi chác mà phần thiệt thòi luôn thuộc về phụ nữ. Vì lợi ích trước mắt, nữ sinh, phụ nữ sẵn sàng đánh đổi, song hậu quả tâm sinh lý họ gánh chịu sẽ rất lâu dài và đó là thiệt hại không đo đếm được.

Các chuyên viên của dự án “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng” tiếp cận trên 3.000 học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Hà Nội; đã phát hiện đa số học sinh không tìm sự trợ giúp khi bị bạo hành và nhà vệ sinh là nơi mất an toàn nhất trong trường học. 88% học sinh nữ, 78% học sinh nam cho rằng nhà vệ sinh không an toàn, không sạch sẽ.

Với các em nữ, nguyên nhân mất an toàn là do nhà vệ sinh thường khuất, không có giáo viên, trong khi học sinh nam thường tụ tập bên ngoài. “Khi em đi vệ sinh, mấy bạn nam bên ngoài thường huýt sáo, nhận xét về cơ thể em; thậm chí còn trêu đùa tục tĩu”, một nữ học sinh chia sẻ.

an toan hoc tap cho phu nu va tre em gai
Trong học tập, phụ nữ, trẻ em gái có nguy cơ bị bạo lực cao, song, vì nhiều lý do họ thường cam chịu, ít khi lên tiếng. Ảnh minh họa của dantri.com.vn

Môi trường an toàn học tập cho phụ nữ và trẻ em gái không chỉ là việc hạn chế, đẩy lùi nạn quấy rối tình dục. Việc bạo hành phụ nữ trong các công đoạn bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cũng diễn ra ở mức khá phổ biến. Thông thường, để vượt qua kỳ bồi dưỡng, đa số phụ nữ vẫn cắn răng chịu đựng. Chị Hằng, một công nhân may cho biết: “Em được bồi dưỡng để làm chủ quy trình, công nghệ mới, nhưng người hướng dẫn thường xuyên văng tục, mạt sát, chửi bới chúng em. Tuy nhiên, chúng em đều nhẫn nhục cho qua”.

Bạo lực học đường trong trẻ em gái cũng là một nhức nhối. Ở đây có một thống kê đáng suy ngẫm, đó là tình trạng học sinh nữ bạo hành bạn nhiều hơn học sinh nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý trẻ vị thành niên không ổn định, các em dễ rơi vào trạng thái hoang mang, kích động, bốc đồng; đặc điểm nữ học sinh nhạy cảm hơn các bạn nam, hay hiềm khích, đố kỵ, dễ để tình cảm chi phối, dẫn đến xô xát.

Như vậy, bảo đảm môi trường an toàn cho các em không chỉ đến từ yếu tố khách quan, bên ngoài, mà còn đến từ chính bản thân trẻ em gái. Điều đó đòi hỏi sự giám sát, dạy dỗ chu đáo của phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội.

Trong khi Bắc Bộ có thời tiết se lạnh vào đêm và sáng sớm, Trung Bộ lại có mưa trên diện rộng vào ngày 16/10.

Không chỉ hàm lượng styren vượt quy chuẩn, không ít người còn lo ngại nước sông Đà còn có thể chứa những chất khác. ...

Trong khi "ngóng đợi" kết quả từ phía cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân cùng gia đình, người dân ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đời sống -

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Người lao động -

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Đời sống -

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Đời sống -

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động -

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.

Đời sống -

Với AHLĐ, NGND, GS.TS Võ Tòng Xuân, Ngày Quốc khánh (2/9) có dấu ấn đặc biệt. Bởi ngày này vào năm 1980, ông đã lội ngược dòng từ “vực sâu” vươn lên “đỉnh cao”…

Tôi công nhân

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất năm 2024 hoạt động trên Biển Đông. Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân lao động cần ghi nhớ để an toàn cho người thân và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, cộng đồng khi bão về.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Người lao động -

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Cao Bằng nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện đề án xây mới, sửa nhà công vụ cho đoàn viên trên địa bàn; bên cạnh đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đã hỗ trợ 3 tỷ đồng xây nhà công vụ cho giáo viên, hiện các công trình đã sắp hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Đời sống -

Theo lịch nghỉ lễ năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động sẽ được nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9.

Người lao động -

8 cặp đôi trong lễ cưới tập thể đầu tiên dành cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Cần Thơ vừa được tổ chức khiến nhiều người xúc động. Ở đấy người ta chứng kiến có cả cặp đôi mà chủ rể lẫn cô dâu đã ở tuổi nghỉ hưu nhưng lần đầu tiên làm đám cưới...

Đời sống -

Trong 54 đảng viên hiện nay thì có tới 36 đảng viên (chiếm gần 67%) là công nhân trực tiếp sản xuất, lao động tại các đội vệ sinh, đội cây xanh, lái xe... Đó cũng là thành tích nổi bật của công tác phát triển Đảng ở Công ty CP Môi trường đô thị tỉnh Kon Tum.

Đời sống -

Xin chào tất cả mọi người, tôi là Trần Thanh Sang, nhân viên kinh doanh Khách hàng doanh nghiệp tại MobiFone tỉnh Tiền Giang. Có thể câu chuyện tôi kể về cuộc đời mình nó không có nhiều cảm xúc với các bạn, nhưng đó là những gì rất thật tôi đã trải qua: Chính “vòng tay Công đoàn” Công ty MobiFone KV9 đã cho tôi cuộc đời thứ hai!

Đời sống -

Là một giáo viên dạy tiếng Anh có thâm niên công tác hơn 21 năm tại Trường Tiểu học Đại Thành (thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cô giáo Hoàng Thị Mai Hương là một trong 36 cá nhân tiêu biểu được biểu dương về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024.

Đời thợ -

Hai con người một thầy một trò, một thủ trưởng một nhân viên hàng chục năm qua đã tận hiến cho cộng đồng, bảo vệ chăm lo cho sức khỏe từ đứa trẻ đến người già. Họ là nguồn “tư liệu nhân văn sống” dệt nên những câu chuyện đời thường mà có khi rất phi thường ở vùng đất xa nhất, khó khăn bậc nhất ở huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: A Vao!

Đời sống -

Có thể thấy một thực trạng đáng buồn ở các khu công nghiệp hiện nay là việc thiếu thiết chế văn hóa, hoặc có thiết chế văn hóa nhưng công nhân còn thờ ơ. Điều này vừa lãng phí, vừa nguy hại khi công nhân không được thụ hưởng thiết chế văn hóa. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội.

Đời sống -

Một trong những vấn đề nổi bật đối với công nhân khu công nghiệp ở Hà Nội là tiền lương thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt trong cuộc sống và phải làm thêm giờ để đù đắp chi phí sinh hoạt. Ngoài thời gian lao động sản xuất trở về phòng trọ cũng cô quạnh không có nhiều phương tiện để giải trí, đi ra ngoài tham gia các dịch vụ giải trí thì chi phí lại đắt đỏ không phù hợp với đồng lương của công nhân.

Đời sống -

Những năm qua, mặc dù các cấp chính quyền ở Hà Nội đã ưu tiên quỹ đất xây dựng nhà ở và các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân nơi đây vẫn khá nghèo nàn. Loạt bài dưới đây được nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện nhằm nêu lên nguyên nhân của thực trạng trên và tìm giải pháp để giai cấp công nhân thực sự “tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc” như Đảng ta từng khẳng định.