Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Sổ tay pháp luật - Ý YÊN

Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật là hai trong số 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra về việc học sinh thực tập bị đưa đi làm công nhân thời vụ. Trong đó, phản ánh việc các học sinh K15 của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm nhưng trên thực tế các cháu được các đơn vị cung ứng lao động đưa đi làm công nhân lao động thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử trong điều kiện không phù hợp: tăng ca, làm đêm, sai quy định của pháp luật liên quan lao động chưa thành niên.

Loạt bài còn chỉ rõ các dấu hiệu các cháu bị cưỡng bức lao động, lạm dụng sức lao động, trở thành đối tượng được các công ty cung ứng mua bán trao tay trước khi đưa vào làm công nhân thời vụ… Đây là các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Các hành vi này được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Học sinh thực tập của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được công ty cung ứng lao động đưa vào làm công nhân thời vụ - Ảnh: NVCC

Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ 07 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:

+ Phân biệt đối xử trong lao động

+ Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động

+ Quấy rối tình dục nơi làm việc

+ Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật

+ Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

+ Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật

+ Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Các hành vi nêu trên đều làm ảnh hưởng lớn đến người lao động, do đó nếu được thực hiện ở mức độ lớn hơn thì có thể trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm, người vi phạm phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình.

Xử phạt thế nào?

Đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật; theo điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khi người sử dụng lao động thực hiện hành vi trên thì sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu vi phạm cá nhân

Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ được nâng lên gấp 02 lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân.

Theo Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sử dụng người lao động chưa thành niên trái pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức:

- Bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019 khi không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi: Sử dụng lao động chưa thành niên nhưng chưa được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản; không bố trí thời giờ làm việc hợp lý làm ảnh hưởng đến thời gian học tập; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi; sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 Bộ luật Lao động 2019; sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm; sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.

- Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi: Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019; sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019 hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu rõ, mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân còn đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá: “Tôi khẳng định nhà trường đã sai” Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá: “Tôi khẳng định nhà trường đã sai”

Liên quan vụ việc học sinh thực tập làm công nhân xảy ra tại Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, lãnh đạo Sở Lao động ...

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa ...

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Công ty TNHH Hatech Vina (Thái Nguyên) phát hiện có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sổ tay pháp luật -

Năm 2025, Tết Dương lịch rơi vào ngày thứ Tư nên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 1 ngày 1/1/2025 và được hưởng nguyên lương.

Pháp luật lao động -

Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.

Sổ tay pháp luật -

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?

Sổ tay pháp luật -

Với ngày nghỉ lễ 2/9, người lao động đi làm sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương. Cụ thể như sau:

Sổ tay pháp luật -

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, vậy nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ 4 ngày thì bị phạt thế nào?

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…

Đọc thêm

Sổ tay pháp luật -

Theo quy định mới nhất, mức lương và phụ cấp đối với người lao động được hưởng đều tăng lên.

Pháp luật lao động -

Các ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng quy định tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định.

Sổ tay pháp luật -

"Người lao động đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2024 mà có các nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ được hưởng tiếp các thỏa thuận này trừ có thỏa thuận khác.", đây là một trong những nội dung tư vấn của TS.LS Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp.

Pháp luật lao động -

Người lao động có thể đơn phường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo nhu cầu mà không cần phải có lý do cụ thể với điều kiện phải đáp ứng thời hạn báo trước.

Pháp luật lao động -

Khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), người lao động gửi thông báo cho người sử dụng lao động về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian quy định pháp luật.

Sổ tay pháp luật -

Theo đó, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Pháp luật lao động -

Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.

Pháp luật lao động -

Viên chức bị áp dụng hình thức thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp được quy định tại Điều 19 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Pháp luật lao động -

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì?

Pháp luật lao động -

Việc sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục đều xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.