61% người đi làm kỳ vọng sẽ được tăng lương trong năm 2021 |
Tháng lương thứ 13 đang là phúc lợi lớn nhất của người lao động; Chỉ 30% người lao động hài lòng với chế độ phúc lợi hiện tại; 52% người lao động sẽ đi tìm việc trong vòng từ 3 tháng – 6 tháng tới; 61% người đi làm kỳ vọng sẽ tăng lương trong năm 2021… là một số nội dung đáng chú ý trong báo cáo về “Thị trường Nhân sự 2021: Cơ hội việc làm – Thách thức trong tuyển dụng và Mức lương hiện hành của người lao động” do Navigos Group vừa công bố dựa trên việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát với gần 6.000 ứng viên thuộc cơ sở dữ liệu của Navigos Group. |
Toàn cảnh lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động năm 2020 Theo khảo sát của Navigos Group, 74% ứng viên tham gia khảo sát cho biết, lương, thưởng và chế độ đãi ngộ là yếu tố quan trọng hàng đầu khi họ cân nhắc chuyển việc. Tiếp theo là các cơ hội thăng tiến và các cơ hội được đào tạo và phát triển, lần lượt chiếm 37% và 34%. Tháng lương thứ 13 đang đứng đầu về các khoản thưởng hay phúc lợi mà người lao động đang được hưởng với 82% ý kiến của ứng viên tham gia khảo sát. Đứng thứ hai là các phúc lợi về sức khỏe và y tế chiếm 51%. Phụ cấp đi lại, ăn uống, tiếp khách đang đứng thứ ba với 31% ý kiến. Lương, thưởng và phúc lợi là lý do , đồng thời lương, thưởng và phúc lợi tốt hơn cũng sẽ là lý do ra đi của họ. Theo đó yếu tố đứng đầu khiến họ hài lòng với công việc hiện tại là lương, thưởng và chế độ đãi ngộ chiếm 45% người tham gia khảo sát. Đứng ngay sau đó là địa điểm làm việc và công việc ổn định đều chiếm 43%. |
Lương, thưởng và phúc lợi là lý do thu hút người lao động, đồng thời lương, thưởng và phúc lợi tốt hơn cũng sẽ là lý do ra đi của họ. Navigos Group |
Chỉ 30% người lao động hài lòng với chế độ phúc lợi hiện tại Khi được hỏi về sự hài lòng với chế độ phúc lợi hiện tại, chỉ có 30% người tham gia khảo sát cho biết họ hài lòng với các mức độ khác nhau. Theo đó 24% cảm thấy khá hài lòng, và chỉ 6% cảm thấy hoàn toàn hài lòng. Có đến 45% người lao động cho biết họ cảm thấy chế độ phúc lợi hiện tại chỉ ở mức độ “bình thường” so với sự hài lòng của họ. Chiếm 1/4 cảm thấy không hài lòng ở mức độ khác nhau, theo đó, 20% cảm thấy không hài lòng và 5% cảm thấy hoàn toàn không hài lòng. |
52% người lao động sẽ đi tìm việc trong vòng từ 3 tháng – 6 tháng tới Khi được hỏi các ứng viên có đang tìm kiếm công việc mới hay không, có 52% ứng viên cho biết họ sẽ tìm việc trong 3 tháng – 6 tháng tới; 13% sẽ tìm việc trong vòng 12 tháng tới. Kết quả khảo sát chỉ ra “Lương, thưởng và chế độ phúc lợi” luôn là yếu tố hàng đầu được tất cả các cấp bậc quan tâm khi chuyển việc. Tuy nhiên, bên cạnh đó các nhóm vẫn có sự khác biệt về những yếu tố còn lại. Đơn cử như “Nhóm ứng viên cấp cao” bao gồm Giám đốc, Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc coi trọng những yếu tố khác biệt khi tìm việc hơn so với các cấp còn lại. Theo đó, đối với “Nhóm ứng viên mới ra trường”, “Nhóm đi làm có kinh nghiệm”, “Nhóm Giám sát/Quản lý”, “Nhóm Trưởng phòng”, đều cho rằng 3 yếu tố quan trọng nhất khi họ tìm việc lần lượt là: Lương, thưởng, chế độ đãi ngộ; Cơ hội thăng tiến; Cơ hội đào tạo. Cấp Phó Giám đốc, Giám đốc cho biết 3 yếu tố hàng đầu khi họ chuyển việc lần lượt là Chế độ lương, thưởng, phúc lợi - Văn hóa công ty - Phong cách người quản lý. Đối với ứng viên thuộc Ban điều hành cấp bậc Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc, 3 yếu tố họ quan tâm nhiều nhất khi chuyển việc lần lượt là Chế độ lương, thưởng, phúc lợi - Cơ hội cân bằng công việc và cuộc sống - Phong cách quản lý. |
Kết quả khảo sát chỉ ra “Lương, thưởng và chế độ phúc lợi” luôn là yếu tố hàng đầu được tất cả các cấp bậc quan tâm khi chuyển việc. |
Kỳ vọng về mức lương trong năm 2021 Bảng khảo sát cho thấy 43% người tham gia chia sẻ họ chưa từng đề xuất tăng lương trong năm 2020. 42% cho biết họ vẫn được tăng lương trong năm nay với các mức tăng từ dưới 3% đến trên 20%. Người lao động thể hiện sự kỳ vọng lớn với việc trong năm 2021. Khi được hỏi quan sát của ứng viên về việc tăng/giảm lương tại doanh nghiệp, 10% người tham gia khảo sát cho biết mức lương của họ sẽ giảm từ dưới 3% đến hơn 20%; 18% cho rằng mức lương sẽ không thay đổi. 61% còn lại cho rằng mức lương của họ sẽ được điều chỉnh theo những tỷ lệ nhất định, từ 3% đến trên 20%. |
Quản lý cấp trung là nhóm đề xuất tăng lương nhiều nhất Khi được khảo sát về việc đề xuất tăng lương, nhóm nhân viên cấp trung (cụ thể là Giám sát/ Trưởng nhóm) thể hiện là nhóm đề xuất tăng lương nhiều nhất. Theo đó, có đến 65% cho biết họ đã từng đề xuất tăng lương và theo những tỷ lệ khác nhau. |
Đối với các nhóm Phó Giám đốc/Giám đốc, Phó phòng/Trưởng phòng, Ban điều hành C-level (cấp Phó Tổng Giám đốc/Tổng Giám đốc), tỷ lệ ứng viên đã từng đề xuất chiếm vào khoảng gần 50%. Riêng đối với nhóm ứng viên mới ra trường là nhóm có tỷ lệ ít đề xuất tăng lương nhất, chiếm vào khoảng 44% cho biết họ đã từng đề xuất tăng lương. Bản khảo sát cho thấy có 26% ứng viên tham gia cho biết họ bị cắt giảm lương ở nhiều mức khác nhau, từ 10% - 50% so với trước khi có dịch Covid-19. 74% ứng viên còn lại cho biết mức lương họ chia sẻ trong bảng khảo sát này không bị thay đổi. Nhóm ứng viên cấp cao, cụ thể là Ban điều hành, cấp Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19. Theo đó, 40% người tham gia khảo sát thuộc nhóm ứng viên này cho biết mức lương của họ bị cắt giảm ở nhiều tỷ lệ khác nhau. Nhóm Giám đốc/Phó Giám đốc là nhóm xếp thứ hai chịu ảnh hưởng khi có đến 32% cho biết họ bị cắt giảm lương. |
Mặc dù khảo sát được thực hiện trong thời kỳ Covid-19, có đến hơn 50% người tham gia khảo sát vẫn thể hiện sự lạc quan nhất định về triển vọng nền kinh tế của Việt Nam. Theo đó, có 17% cho biết nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh, 35% cho biết nền kinh tế sẽ tiếp tục được giữ vững. 31% cho rằng nền kinh tế sẽ suy giảm và 17% không đưa ra ý kiến. Phía Navigos Group cho biết, việc phát hành bản báo cáo về Thị trường Nhân sự năm 2021 này của Navigos Group nhằm giúp cho các doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn trong việc thu hút và . Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để điều chỉnh mức lương dựa trên thực tế của thị trường. |
Ngoài ra, báo cáo này cũng có thể giúp doanh nghiệp một lần nữa hiểu rõ các yếu tố quan trọng của ứng viên khi họ gia nhập công ty hoặc rời bỏ tổ chức. Một số các đề xuất của Navigos Group như cải tiến, xây dựng cơ chế lương, thưởng cạnh tranh dựa trên thực tế của thị trường và tiềm lực của doanh nghiệp; Cải tiến, xây dựng chế độ phúc lợi xã hội có giá trị thực tiễn đối với người lao động; Hiểu rõ đội ngũ quản lý cấp trung và cấp cao để từ đó xây dựng các cơ chế lương, thưởng và các chế độ phúc lợi phù hợp với từng nhóm đối tượng; Xây dựng, cải tiến lộ trình về nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên, qua đó xây được các cơ chế tăng lương, thưởng một cách hợp lý cho từng nhóm đối tượng. |
Hải Phòng: Nữ điều dưỡng và bạn trai có dấu hiệu vi phạm quy định về phòng, chống dịch
Cơ quan chức năng bước đầu xác định một trong hai người này về quê tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương từ ngày 3/2, ... |
Công nhân may bám trụ nhà máy, gồng mình để “ổn định”
Làn sóng đại dịch thứ ba tiếp tục tác động mạnh đến công nhân ngành may mặc do hoạt động xuất khẩu của các nhà ... |
Phát động cuộc thi ảnh "Trai xinh - Gái đẹp các khu công nghiệp" từ 22 - 28/2
Sau khi tuần đầu chào Xuân Tân Sửu 2021 khép lại, Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn tiếp tục phát động cuộc thi ... |