|
6 bước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 |
Chủ nhật tuần này (ngày 23/5), cử tri cả nước sẽ tham gia . Vậy, quy trình bầu cử được diễn ra như thế nào? Đây là vấn đề đang được nhiều cử tri quan tâm. |
Theo đó, Hội đồng Bầu cử Quốc gia mới đây đã ban hành Quy trình 6 bước bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 (viết tắt là quy trình 6Đ) như sau: Bước 1: Đến khu vực bỏ phiếu trong khoảng thời gian từ 7h - 19h ngày Chủ nhật (ngày 23/5) để . Bước 2: Đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên. |
Bước 1: Cử tri đến khu vực bỏ phiếu trong khoảng thời gian từ 7h - 19h ngày Chủ nhật (ngày 23/5) để tham gia bầu cử. |
Bước 2: Cử tri đọc bảng danh sách tiểu sử người ứng cử được niêm yết trong khu vực bỏ phiếu để tìm hiểu kỹ thông tin về các ứng cử viên.
Bước 3: Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử tại bàn hướng dẫn để được Tổ bầu cử hướng dẫn về quy trình bỏ phiếu. Sau đó, tại bàn phát phiếu, cử tri đưa thẻ cử tri để được nhận phiếu bầu cử. Cử tri được nhận 1 phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và 3 phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. |
Bước 3: Đưa thẻ cử tri để nhận phiếu bầu cử tại bàn hướng dẫn để được Tổ bầu cử hướng dẫn về quy trình bỏ phiếu.... |
Bước 4: Điền phiếu đủ và đúng. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình 6Đ. Khi không tín nhiệm người ứng cử nào thì cử tri tiến hànhgạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó. Trong quá trình viết phiếu, cử tri cần lưu ý về một số quy định sau: - Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử. - Không được khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử. - Không được đánh dấu những kí tự đặc biệt trên phiếu bầu. - Không được viết thêm, ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu. - Không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu, hoặc bỏ phiếu bầu trắng. - Nếu viết hỏng, cử tri có quyền được đổi phiếu bầu khác. |
Bước 4: Điền phiếu đủ và đúng. Đây cũng là bước quan trọng nhất trong quy trình 6Đ.
Bước 5: Đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu sau khi cử tri hoàn thành việc viết phiếu bầu cử. Bước 6: Đóng dấu "đã bỏ phiếu" do Tổ bầu cử đóng vào thẻ cử tri. |
Bước 5: Cử tri đích thân bỏ phiếu vào hòm phiếu sau khi hoàn thành việc viết phiếu bầu cử.
Bước 6: Đóng dấu "đã bỏ phiếu" do Tổ bầu cử đóng vào thẻ cử tri.
Sau khi thực hiện đầy đủ 6 bước theo quy trình trên, cử tri đã hoàn thành xong hoạt động bỏ phiếu của mình. Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhấn mạnh, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Mỗi lá phiếu của cử tri sẽ góp phần lựa chọn những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Ngoài ra, trong suốt quá trình bầu cử, cử tri cần đảm bảo thực hiện tốt quy tắc phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. |
5 SĐT tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương |
Sáng nay (21/5), Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia vừa có thông báo gửi ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về số điện thoại, email, fax để tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương. Theo đó, để bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời phục vụ quá trình theo dõi và chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong cả nước diễn ra vào 23/5/2021, Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia trân trọng thông báo số điện thoại, email, fax để tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương. Cụ thể như sau: 1. Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia bố trí 5 số điện thoại để tiếp nhận thông tin từ các địa phương. 2. Số fax: 08044205, 08044206. 3. Email: Thông tin báo cáo nhanh đề nghị gửi đồ thời vào cả hai địa chỉ sau: [email protected] và [email protected]. |
5 SĐT tiếp nhận thông tin báo cáo nhanh về bầu cử từ các địa phương. Ảnh: VGP |
Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ảnh: TS |