5 năm đầu hôn nhân - Nhiều khó khăn và nguy cơ tan vỡ
Đời sống - 29/08/2020 19:30 Hải Vân
Đám cưới tập thể của các công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tuổi trẻ |
Cùng nhau vượt qua bao ngăn cản, Nguyễn Thị Hằng và Ngô Đức Chung (công nhân cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mới đến được với nhau. Tưởng như hạnh phúc đủ đầy khi hai người đã về cùng một chốn, sớm tối cận kề. Nhưng hôn nhân, thực sự là thử thách lớn đòi hỏi người ta sự yêu thương bạn đời nhiều hơn.
Kết hôn mới có 3 năm, Nguyễn Thị Hằng và Ngô Đức Chung đã có đến chục lần giận dỗi, tưởng như đưa nhau ra tòa ly hôn.
“Có lần, anh ấy tát em hằn rõ 5 ngón tay, chỉ vì em không đồng tình người nhà anh ấy mắng em là đứa nhà quê may mắn lấy được chồng ở phố” - Hằng nức nở kể với chúng tôi.
Hằng quê ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội), gia đình làm nông nghèo khó. Sau khi học xong trường nghề, Hằng xin vào một công ty may làm việc. Qua bạn bè giới thiệu, Hằng và Chung quen nhau. Gia đình Chung có nhà tại quận Cầu Giấy. Những ngày về làm dâu, Hằng chịu nhiều ấm ức khi mẹ chồng có phần coi thường từ chuyện Hằng không biết sử dụng các thiết bị nhà bếp hiện đại và đồng lương 6 triệu/tháng eo hẹp. Rồi Hằng xin ra ở riêng, Chung không đồng ý. Hằng quyết tâm đi ở trọ. Dưới áp lực của gia đình, Chung không đi khỏi nhà, nhưng cũng không bỏ rơi vợ. Nhiều lần, cuộc hôn nhân tưởng như đã chấm hết khi hai người thường xuyên không đồng lòng về việc đưa Hằng trở về nhà”.
Hạnh phúc của một đôi vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Điềm Thụy - Thái Nguyên. Ảnh: NVCC |
Không gặp phải tình huống “mẹ chồng nàng dâu” như Hằng, nhưng Ngô Thị Hường (công nhân Công ty TNHH Hải Hồng – Khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh) lại không mấy hạnh phúc khi lấy chồng bằng tuổi. Đồng lương hai vợ chồng chỉ hơn 10 triệu/tháng lại phải chi phí, ở trọ, nuôi con. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Đỗ Đức Anh (chồng Hường) phải ngừng việc vì Công ty không bán được hàng. Đồng lương của Hường “cõng” chi phí sinh hoạt của cả nhà. Từ ngày ngừng việc, Đức Anh lại có thêm nhiều bạn, thường được bạn bè rủ đi chơi tới khuya. Hường đi làm về mệt, lại một mình trông con. Những khi con ốm, Hường không gọi điện được cho chồng. Tiền tích lũy không có, nhiều khi phải giật gấu vá vai, cộng thêm vay mượn bạn bè. Hai vợ chồng không còn cơm lành, canh ngọt.
“Đã có lúc, em nghĩ đến chuyện ly hôn khi con còn nhỏ. Em cảm thấy cuộc sống vốn đã khó khăn khi phải lo toan quá nhiều cho cuộc sống. Cộng thêm sự thay đổi của chồng làm em thất vọng, chán nản” - Hường suy tư chia sẻ.
Công nhân trẻ ngành may. Ảnh: ST |
Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ cảm nhận rằng, 5 năm đầu tiên là giai đoạn đầy khó khăn trong cuộc sống hôn nhân. Từ yêu đến cưới và chung sống là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
“Bỗng nhiên, em không hiểu nổi những suy nghĩ và đòi hỏi của vợ em. Khi yêu nhau, cô ấy làm em tin rằng dù em không có nhà cửa thì cô ấy vẫn yêu em. Nhưng khi kết hôn, việc em đi làm đồng lương eo hẹp, chưa thể lo cho vợ con một mái nhà lại là lý do cô ấy dằn vặt, so sánh em với những người chồng khác. Lòng tự trọng của em dần tổn thương” - Nguyễn Danh Nam (công nhân Khu công nghiệp Đại Đồng, Bắc Ninh) chia sẻ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bước vào hôn nhân, các cặp vợ chồng đều phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng, mâu thuẫn căng thẳng. Để hôn nhân bền vững thì phụ thuộc rất lớn vào cách cư xử và thái độ trước khó khăn của cả hai bên.
Trong giai đoạn 5 năm đầu hôn nhân, nhất là trong 6 – 12 tháng đầu, hai vợ chồng thường dành cho nhau những tình cảm ngọt ngào, lời nói yêu thương. Nhưng khi có con nhỏ, hoặc có thời gian chung sống lâu hơn, các cặp vợ chồng thường có xu hướng quan sát và chú ý những thói quen nhỏ của bạn đời và cảm thấy khó chịu về những đặc điểm đó của họ. Nhiều cặp vợ chồng khi chưa tìm được cách giải quyết đã nổi nóng, cãi vã và không lắng nghe nhau.
Công nhân ở trọ tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh: Hồng Nhung |
Cuộc hôn nhân nào cũng trải qua những lúc giận dỗi, cãi vã và cảm giác khó chịu của hai phía khiến các cặp đôi tưởng chừng không muốn tiếp tục chung sống với nhau nữa. Nhưng đó chính là thử thách của hôn nhân. Trải qua thử thách, vợ chồng sẽ càng thấu hiểu hoặc tìm ra cách để bảo vệ, làm mới cuộc hôn nhân của mình.
Giai đoạn 5 năm đầu hôn nhân có thể được coi là hành trình tìm cách điều chỉnh và thích nghi với cuộc sống hôn nhân của các cặp đôi. Để vượt qua được những khó khăn, vợ chồng cần rèn luyện tìm ra điểm tốt của nhau, tạo nhiều cơ hội để thay đổi không gian sống.
Đối với các cặp vợ chồng công nhân, trong điều kiện còn eo hẹp thì nên quan tâm cải thiện không gian, môi trường sống. Có thể dành thời gian và khoản tiền nhỏ của lương để đưa nhau đi chơi, làm mới cảm xúc về người chồng, người vợ. Đặc biệt, sau mỗi cuộc cãi vã, tranh luận và bất đồng, hãy nghĩ về lý do khi hai người đến với nhau, từ đó có thái độ bình tĩnh và ứng xử nghệ thuật hơn trong cuộc sống vợ chồng.
Con trẻ là sợi dây gắn bó giúp vợ chồng vượt qua giai đoạn 5 năm đầu khó khăn của cuộc hôn nhân. Ảnh: H.Nhung |
Các cặp đôi nên dành cho nhau sự quan tâm, thẳng thắn, chân thành, thay vì giữ sự bực tức, khó chịu trong lòng để đến khi 'quả bom' phát nổ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 29/8 |
Gửi ông Đoàn Ngọc Hải - Lái xe |
Apple, ký túc xá công nhân và một thông điệp nhân văn? |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.