|
4 cách tra cứu bảo hiểm y tế nhanh và chính xác nhất |
Hiện nay, người tham gia (BHYT) có 4 cách để biết thông tin BHYT của mình. |
TRA NGAY TRÊN THẺ BHYT Với việc áp dụng mẫu thẻ BHYT mới từ ngày 01/4/2021, hiện nay đang tồn tại đồng thời hai mẫu thẻ BHYT có giá trị như nhau: - Mẫu thẻ BHYT theo Quyết định số 1313/QĐ-BHXH (mẫu thẻ BHYT cũ); - Mẫu thẻ BHYT theo Quyết định số 1666/QĐ-BHXH (mẫu thẻ BHYT mới). Căn cứ các thông tin được in trên thẻ, người tham gia BHYT cũng có thể nắm bắt được của mình. Mẫu thẻ BHYT cũ Mã số BHYT của mẫu thẻ này gồm 15 ký tự được chia thành 04 ô. Trong đó, các ký tự trong từng ô lại thể hiện từng thông tin riêng về người tham gia BHYT. Cụ thể: - Ô đầu tiên: Gồm 02 ký tự là mã đối tượng tham gia BHYT gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, nhóm đóng BHYT theo hộ gia đình... - Ô thứ hai: Gồm 01 ký tự bằng số từ 01 - 05, là ký hiệu thể hiện mức hưởng BHYT gồm các mức 100%, 95%, 80%. - Ô thứ ba: Gồm 02 ký tự bằng số từ 01 - 99, là mã tỉnh, nơi phát hành thẻ BHYT. - Ô thứ tư: Gồm 10 ký tự là số định danh cá nhân của người tham gia BHYT. Ngoài ra, mẫu thẻ này cũng thể hiện thông tin về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu của người tham gia và ghi nhận thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng và thời điểm đủ 05 năm liên tục. |
Thẻ BHYT cũ và mới. Ảnh: Việt Chung |
Mẫu thẻ BHYT mới Thẻ này được cải tiến với nhiều tiện ích so với mẫu cũ: - Mã số thẻ mới gồm 10 ký tự là mã số BHXH của người tham gia. - Thông tin về mức hưởng BHYT được ghi nhận ở góc trên bên phải của mặt trước thẻ BHYT, thể hiện qua các ký tự 1, 2, 3, 4, 5. - Tích hợp nhiều thông tin mới: Nơi cấp, đổi thẻ BHYT; hướng dẫn kiểm tra chi phí khám chữa bệnh, tra cứu thông tin BHYT, tổng đài hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Dù có nhiều tiện ích nhưng cách tra cứu bằng thẻ BHYT cũng có những hạn chế nhất định khi mà người tham gia khó có thể nhớ được mức hưởng BHYT thông qua các mã 1, 2, 3, 4, 5; đồng thời cũng không thể xác định trực tiếp thời hạn sử dụng của thẻ BHYT mà mình đang sở hữu. |
Tra cứu bằng tin nhắn |
Theo Công văn số 815/CNTT-PM ngày 29/7/2019 của BHXH Việt Nam, người tham gia BHYT có thể biết được thông tin thẻ thông qua một tin nhắn. Theo đó, người tham gia BHYT soạn tin nhắn theo cú pháp: BHTHEMã thẻ BHYT gửi 8079 (Cước phí: 1.000 đồng/tin nhắn). Nội dung tin nhắn người tham gia BHYT nhận được, bao gồm: Mã thẻ; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; giá trị sử dụng; thời điểm đủ 05 năm liên tục. |
Thẻ BHYT mẫu mới. Ảnh minh họa |
Tra cứu BHYT trực tuyến |
Người tham gia BHYT có thể tra cứu thông tin BHYT trực tuyến trên website của BHXH Việt Nam theo các bước dưới đây: Bước 1: Truy cập đường link: Bước 2: Nhập mã thẻ, họ tên, ngày/tháng năm sinh Bước 3: Ấn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và tra cứu Hệ thống khi đó sẽ hiển thị về thời hạn có giá trị sử dụng của thẻ BHYT, quyền lợi BHYT của người được tra cứu. Với cách tra cứu trực tuyến, người tham gia BHYT có thể biết được khá đầy đủ các thông tin về mức hưởng, giá trị sử dụng của thẻ BHYT và chi phí khám chữa bệnh đã đề nghị BHXH thanh toán. Tra cứu BHYT trực tuyến. Ảnh: H.N |
Tra cứu qua ứng dụng BHXH số VssID |
Người dùng BHYT có thể mở kho ứng dụng (trên Appstore hoặc CHplay), tìm và cài đặt VssID. Ảnh minh họa |
Theo Công văn 3717/BHXH-CNTT ngày 25/11/2020, BHXH số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam với mục tiêu mang đến cho người tham gia BHXH, BHYT kênh tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT giấy như hiện nay. Để tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng ứng dụng VssID, người dùng thực hiện theo các bước dưới đây. Bước 1: Mở kho ứng dụng (trên Appstore hoặc CHplay), tìm và cài đặt VssID. Bước 2: Sau khi cài đặt thành công, người dùng mở ứng dụng và đồng ý với các điều khoản sử dụng. Nhập mã số BHXH và mật khẩu để đăng nhập ứng dụng. Trường hợp chưa có tài khoản, người dùng cần điền các thông tin trong Tờ khai đăng ký sử dụng, điều chỉnh thông tin và ngừng sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH. Sau khi hoàn thành đăng ký tờ khai, người đăng ký in, ký, ghi rõ họ tên và nộp tờ khai cho cơ quan BHXH nơi đã đăng ký (có thể lựa chọn cơ quan BHXH nơi gần nhất để đăng ký và nộp tờ khai). Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, để tra cứu thẻ BHYT, người dùng thực hiện như sau: - Chọn quản lý cá nhân. - Chọn thẻ BHYT, màn hình sẽ hiển thị các thông tin như hình phía dưới. Bên cạnh đó, ứng dụng VissID còn cung cấp chức năng sổ khám chữa bệnh hiển thị toàn bộ thông tin khám chữa bệnh BHYT của người sử dụng theo từng năm. |
Những tiện ích của mẫu thẻ BHYT mới. Ảnh: TTXVN |